Bản tin sức khỏe Dr4women Blog Mẹ Bầu Tâm sinh lý phụ nữ Y học giới tính

Ths.BS Phan Chí Thành (Bệnh viện phụ sản trung ương) cho biết, bộ xương có chức năng bảo vệ cơ thể bé được hình thành từ các khung sụn sau đó trải qua các quá trình hóa học trở nên cứng dần, quá trình phát triển xương của vẫn tiếp tục diễn ra sau khi bé chào đời.

Nội dung

Sự hình thành của khung xương

Xương và cơ được hình thành từ giai đoạn sớm của thai kỳ. Ở tuần thứ năm, phôi thai bắt đầu phát triển một dạng màng sụn từ mô liên kết (collagen) giúp bảo vệ các cơ quan đang hình thành một cách nhanh chóng. Trong vài tuần tiếp theo, màng sụn này được tưới máu và các nguyên bào xương (một loại tế bào xương) giúp chúng cứng hơn và hình thành sụn.

Tuần 10, đã có thể thấy một số xương của bé như xương hàm, xương đòn, xương vai, xương sườn, cột sống và các xương ở tay và chân. Dần dần các nguyên bào xương làm sụn ngấm muối calci khiến cho sụn trở nên cứng cáp cơ và trở thành xương. Quá trình này gọi là sự cốt hóa và nó vẫn tiếp tục trong suốt quá trình bé ở trong bụng mẹ bầu và suốt quá trình phát triển đến khi xương ngừng phát triển.

Bộ xương có chức năng bảo vệ cơ thể bé được hình thành từ các khung sụn

Các cơ của bé cũng phát triển từ khá sớm. Từ tuần thứ 10 đã bắt đầu có các cử động đơn giản. Tuần 20 đến 24 hệ thần kinh của bé bắt đầu kết nối với hệ cơ xương và phát triển đủ để bé có thể uốn người hay cử động tay chân. Đến quý ba của thai kỳ, mỗi ngày bé cần khoảng 250 – 350 mg canxi để phục vụ cho sự phát triển của xương. Các khối cơ cũng tăng lên nhanh chóng khiến cân nặng của bé tăng lên gấp đôi so với tuần thứ 10.

Xương đốt bàn chân (metatarsal)

Ngón chân: Các ngón chân phân tách nhau ở khoảng tuần 10 đến tuần 11 của thai kỳ. Các xương nhỏ của phần mắt cá chân sẽ hoàn thiện ở cuối quý một.

Hệ xương ở tuần 14: hiện tại đã có rất nhiều xương hình thành. Chúng sẽ tiếp tục được hình thành và cải thiện thông qua quá trình cốt hóa diễn ra trong nhiều năm.

  • Ilium : xương chậu
  • Phalanges: xương đốt ngón tay
  • Ulna: xương trụ
  • Radius: xương quay
  • Maxilla: xương hàm trên
  • Mandible: xương hàm dưới

Xương sườn: các xương sườn được hình thành từ sụn ở tuần 8 từ khi mang thai sau đó chúng cứng dần. Xương sườn bảo vệ các cơ quan ở phần thân trên đặc biệt là tim và phổi.

Tay và chân

“Chồi chi” xuất hiện ở thân của phôi thai vào tuần năm của thai kỳ. Sau quá trình dài ra đến tuần chín cả tay và chân của bé đều phát triển về chiều dài. Chúng được tạo hình bởi các xương ở bên trong. Đến tuần 14, tay của bé đã dài tới mức có thể chắp tay để ở trước mặt nhưng cấu trúc bên trong vẫn là sụn. Xương chi của bé sẽ cốt hóa từ trung tâm ra ngoài để lại một đầu sụn (sau đó sẽ biến mất khi trưởng thành) ở tuổi ấu thơ.

Cột sống

Đây là phần đầu tiên của hệ xương được hình thành. Ở tuần thứ năm, tủy sống sơ khai và các cấu trúc gọi là tiền đốt sống được hình thành ở lưng của bé. Các đốt sống được từ thành từ tiền đốt sống (diện xương), chia đôi cho phép các thần kinh sống đi vào và gắn vào cơ. Cơ xương được tạo nên từ một phần khác của tiền đốt sống (diện cơ) ở tuần thứ bảy, nhóm cơ đầu tiên được hình thành là các cơ cạnh cột sống sau đó mới là cơ ở thân mình và chân tay.

Xem thêm: thai 13 tuần tuổi

Xương sọ

Các xương dẹt tạo nên các cạnh và đỉnh của hộp sọ bỏ qua quá trình tạo sụn mà cốt hóa trực tiếp từ màng quanh não của bé. Đến tuần 14, hộp sọ của bé đã gần như hoàn thành được bao bọc bởi các xương dẹt, xương hàm và sụn ở mũi. Các xương dẹt vẫn chưa dính vào nhau do hộp sọ có thể điều chỉnh kích thước để đi qua vùng chậu khi sinh.

Parietal: xương đỉnh

Frontal bone: xương trán

Lời kết

Trên đây là quá trình phát triển xương của bé từ trong bụng mẹ. Hy vọng giúp mẹ bầu có thêm những kiến thức bổ ích và cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển xương của thai nhi.

Bs Phan Chí Thành: Chánh Văn Phòng TT Đào tạo Bệnh viện Phụ sản TW.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng