Bản tin sức khỏe

Ngày 2/8, thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, vừa qua, các bác sĩ đơn vị này đã tiếp nhận một trường hợp gặp biến chứng do uống thuốc tránh thai kéo dài.

Cụ thể, bệnh nhân là N. T. T (35 tuổi) vào viện vì bị sưng, phù, đau nhức đùi cẳng bàn chân trái.

Khai thác tiền sử được biết, bệnh nhân có dùng thuốc tránh thai đường uống dạng viên phối hợp kéo dài trên 5 năm, ngoài ra không có bệnh lý gì.

Tại bệnh viện, người bệnh được chỉ định làm các cận lâm sàng gồm: Xét nghiệm máu, Siêu âm và Chụp CT cắt lớp 128 dãy mạch máu chi dưới.

Kết quả hình ảnh cho thấy huyết khối tĩnh mạch chậu chung, tĩnh mạch chậu trong phải; huyết khối tĩnh mạch chậu ngoài, tĩnh mạch đùi chung, tĩnh mạch đùi, tĩnh mạch đùi sâu, tĩnh mạch khoeo, tĩnh mạch chày sau trái.

Xác định người bệnh có rất nhiều huyết khối ở 2 chi dưới, đặc biệt hầu như huyết khối toàn bộ tĩnh mạch sâu chi dưới trái.

Uống thuốc tránh thai hơn 5 năm, người phụ nữ gặp biến chứng nguy hiểm - Ảnh 1.

(Hình ảnh chi dưới của người bệnh thời điểm nhập viện. Ảnh BVCC)

Trong khi đó, kết quả xét nghiệm bình thường, cho phép loại trừ các bệnh lý tăng đông khác như: lupus ban đỏ hệ thống, bệnh lý tim mạch…

Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã thống nhất chẩn đoán bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới liên quan đến thuốc tránh thai đường uống. 

 

Hiện tại, sau khi được điều trị ở chuyên khoa tim mạch, bệnh nhân đã thuyên giảm nhiều, dự kiến ra viện trong vài ngày tới.

Từ câu chuyện của Ngọc Bích, với chuyên môn về y học tình dục, TS.BS Phan Chí Thành – Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo, BV Phụ sản Trung ương cho biết, thuốc tránh thai mang lại hiệu quả tránh thai cao, dễ sử dụng, đồng thời lại có  nhiều tác dụng không mong muốn, đặc biệt là nguy cơ gây huyết khối gây nguy hiểm đến tính mạng đã được ghi nhận trong sự việc trên.

Theo BS Phan Chí Thành, biến chứng nguy hiểm nhất của huyết khối tĩnh mạch là thuyên tắc phổi. Huyết khối tĩnh mạch theo dòng máu tĩnh mạch đổ về tâm nhĩ phải, rồi đổ xuống tâm thất phải, tâm thất phải bóp tống cục máu đông lên phổi, do hệ thống mạch máu tại phổi nhỏ nên cục máu đông không di chuyển được gây tắc mạch phổi. Ngoài ra, gây loét da vùng dưới vị trí tĩnh mạch bị huyết khối; đau chân, phù nề chân kéo dài…

Nguy cơ huyết khối tăng lên ở các phụ nữ có các yếu tố nguy cơ sau: Trên 35 tuổi; hút thuốc; chỉ số khối cơ thể trên 30kg/m2; có khuynh hướng di truyền hoặc mắc bệnh về huyết khối.

Bên cạnh đó, có tiền sử về huyết khối trong gia đình hoặc bản thân; bất động (ví dụ, sau khi phẫu thuật hoặc suốt chuyến bay đường dài); có bất kỳ một vài yếu tố khác làm tăng nguy cơ gây huyết khối…

Từ trường hợp này, BS.Phan Chí Thành khuyến cáo, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, không nên lạm dụng thuốc tránh thai, đặc biệt là sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp thường xuyên.

Phụ nữ dùng thuốc tránh thai kéo dài nếu thấy có dấu hiệu phù chi, sưng nề, đau nhức, tím các chi, khó thở tức ngực… nên đến cơ sở y tế để khám và chẩn đoán bệnh lý liên quan, để điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng.

Ngoài ra việc sử dụng thuốc tránh thai còn có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ quan sinh dục. Nói cách khác, một cô gái trẻ trung nhưng có thể có âm đạo của người phụ nữ mãn kinh nếu sử dụng sản phẩm tránh thai, gọi là hội chứng tiết niệu sinh dục.

“Vì nồng độ nội tiết tố đã trở nên cạn kiệt, thành âm đạo bị teo lại, chảy máu, cơ quan sinh dục kém nhạy cảm hơn và lượng chất lỏng tiết ra âm đạo khi bị kích thích giảm đi, khiến việc quan hệ tình dục của phụ nữ vô cùng đau đớn. Đặc biệt, điều này còn xảy ra với những chị em có cơ quan sinh dục cực kỳ nhạy cảm với việc thiếu hụt testosterone” – BS Phan Chí Thành chia sẻ.

Từ những tác dụng phụ “không mong muốn” của thuốc tránh thai, phái đẹp nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu cảm thấy có vấn đề về sức khỏe. Trong một số trường hợp, các bác sĩ sản phụ khoa sẽ lựa chọn loại thuốc tránh thai ít ảnh hưởng hơn (có thành phần progesterone khác nhau), tùy vào thể trạng riêng của mỗi cá nhân.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng