Tiền mãn kinh - Mãn Kinh

Tóc rụng từng mảng, hư tổn, chẻ ngọn dù chăm sóc đủ mọi cách là tình trạng khiến nhiều chị em tuổi tiền mãn kinh rơi vào khủng hoảng tâm lý.

Stress vì tóc “xuống cấp” tuổi tiền mãn kinh

Chị Thảo, 40 tuổi (Long Biên – Hà Nội) hiện đang là quản lý một công ty truyền thông. Ở độ tuổi bắt đầu vào thời kỳ tiền mãn kinh, cơ thể của chị có nhiều thay đổi bất thường. Trong đó, thay đổi khiến chị cảm thấy “sốc” nhất chính là mái tóc.

“Vài tháng trở lại đây, tóc tôi hư tổn thấy rõ. Dùng tay sờ vào mái tóc thấy khô và xơ hẳn đi, đầu tóc chẻ ngọn. Trong khi đó, trước đây mái tóc là niềm tự hào của tôi. Tóc tôi dày, đen nhánh chẳng phải chăm sóc cầu kỳ”, chị Thảo chia sẻ.

Không chỉ riêng chị Thảo, sự xuống cấp của mái tóc cũng là một trong những vấn đề khó vượt qua nhất của nhiều chị em khi bước sang tuổi tiền mãn kinh.

Rụng tóc, hư tổn tuổi tiền mãn kinh: Giải pháp là gì?

Giải Pháp Là Gì
rung-toc-hu-ton-tuoi-tien-man-kinh-giai-phap-la-gi?

Theo Ths.bs. Phan Chí Thành, Chánh Văn Phòng – Trung tâm Đào tạo, Bệnh viện Phụ sản TW, phụ nữ tuổi tiền mãn kinh có nhiều sự thay đổi trong cơ thể. Trong đó, dễ nhận thấy nhất chính là mái tóc. “Mái tóc vẫn được xem là một trong những biểu tượng nhan sắc của phái đẹp. Do đó, việc tóc ngày càng thưa, dễ hư tổn ở tuổi tiền mãn kinh là một trong những vấn đề mà chị em khó chấp nhận được. Nhiều người thậm chí bị stress nặng vì mái tóc không còn như xưa”.

BS Thành phân tích, “Ở tuổi tiền mãn kinh, nội tiết tố của phụ nữ suy giảm mạnh, việc này tác động mạnh cả về thể chất lẫn tâm sinh lý của phụ nữ. Nội tiết tố suy giảm cũng là lời giải thích cho việc mái tóc của chị em xuống dốc không phanh”. 

 

Để làm chậm quá trình “xuống cấp” của mái tóc, theo BS Thành, ngoài việc chăm chút hơn trong khâu dưỡng tóc, chị em tuổi tiền mãn kinh cần tránh những việc làm có thể tác động xấu đến mái tóc vốn đã không còn khỏe mạnh.

 

“Thường xuyên nhuộm màu hoặc uốn tóc có thể làm tổn hại tóc. Do đó, ở tuổi tiền mãn kinh, chị em nên để mái tóc có kiểu dáng và màu sắc để tự nhiên nhất có thể và càng hạn chế hóa chất ảnh hưởng lên tóc càng tốt. Nếu vì sở thích hoặc yêu cầu công việc mang tính bắt buộc, hãy cố gắng để quãng thời gian giữa 2 lần nhuộm tóc cách nhau càng xa càng tốt. Và lưu ý rằng, tránh nhuộm và uốn tóc hoặc dưỡng tóc tại cùng một thời điểm”, BS Thành khuyến cáo.

Phân tích rõ hơn về nguyên nhân, theo BS Thành, nhiệt độ cao và hóa chất có thể tổn thương trực tiếp đến kết cấu của tóc, gây hỏng tóc. 

 

“Bên cạnh đó, sau khi tắm gội, để tóc khô tự nhiên là tốt nhất. Nếu không, hãy sử dụng máy sấy tóc hoặc máy uốn tóc với mức nhiệt thấp. Với máy duỗi tóc, hãy đặt một miếng vải ẩm lên các miếng kẹp nóng để chúng không tiếp xúc trực tiếp với tóc”, BS Thành cho hay, “Tóc thẳng, gợn sóng hoặc xoăn lỏng trở nên dễ gãy hơn khi ướt. Hãy thật nhẹ nhàng khi làm khô tóc bằng khăn. Để tóc khô gần hết rồi mới chải nhẹ nhàng bằng lược răng thưa. Đối với những người có mái tóc xoăn, việc chải tóc khi còn ẩm sẽ được ưu tiên. Chỉ nên chải khi cần tạo kiểu tóc và cố gắng hạn chế số lần chải”.

Bên cạnh việc thay đổi thói quen khi làm đẹp cũng như chăm sóc tóc, chị em có thể đến gặp các bác sĩ sản phụ khoa để thăm khám và được tư vấn điều trị. Trên thực tế, phụ nữ bước sang tuổi tiền mãn kinh nếu được điều trị bằng liệu pháp nội tiết tố sớm (ví dụ bổ sung estrogen) có thể giúp khắc phục nhiều vấn đề chị em phải đối mặt ở giai đoạn này.

“Việc được điều trị kịp thời không chỉ giúp khắc phục các vấn đề rụng tóc, hư tổn ở chị em tuổi tiền mãn kinh, mà thậm chí còn giúp mái tóc bồng bềnh, xanh mượt như xưa”, BS Thành nhấn mạnh.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng