Mẹ Bầu

Nước ối đóng vai trò vô cùng quan trọng với sự tồn tại và phát triển của thai nhi. Nếu mẹ bầu thiếu ối sẽ tác động xấu đến sự phát triển của em bé, sức khỏe của mẹ và những nguy cơ tiềm ẩn khác. Vậy cách khắc phục như thế nào? Bài viết dưới đây của 4women.vip sẽ chia sẻ với mẹ bầu cách phòng ngừa và điều trị thiếu ối hiệu quả nhất:

Nội dung

Thiếu ối ở mẹ bầu là gì?

Nước ối là môi trường dưỡng chất ở thể lỏng bao quanh thai nhi, giúp thai nhi phát triển trong suốt quá trình mang thai. Nước ối xuất hiện trong khoảng thời gian từ ngày 12-28 sau khi thụ thai, được hình thành từ ba nguồn: thai nhi, màng ối và người mẹ.

thieu oi o me bau la gi
Thiếu ối ở mẹ bầu là gì

Nước ối có vai trò vô cùng quan trọng giúp bảo vệ thai nhi khỏi bị chấn thương khi ở trong bụng mẹ, là môi trường vô khuẩn tránh được các nhiễm trùng đặc biệt ở phổi, dinh dưỡng cho thai nhi, hỗ trợ giữ cho thai nhi có thân nhiệt ổn định thích hợp. 

Thiểu ối là hiện tượng lượng nước ối ít hơn mức sinh lý bình thường, khi chỉ số ối AFI nhỏ hơn 5cm khi thai được 32 – 36 tuần và màng ối còn nguyên vẹn. Thiểu ối tiềm ẩn những nguy cơ như thiểu sản phổi, chèn ép dây rốn,…. Nặng hơn là tình trạng cạn ối khi lượng nước ối đo được qua siêu âm (chỉ số AFI) nhỏ hơn 3cm

Thiểu ối xuất hiện ở mỗi giai đoạn khác nhau của thai kỳ thì tiềm ẩn những nguy cơ khác nhau:

          – Thiểu ối trong 3 tháng đầu nguy cơ sảy thai cao chiếm 65-80%

          – Thiểu ối trong 3 tháng giữa nguy cơ dị tật thai cao

          – Thiểu ối trong 3 tháng cuối nguy cơ thai suy dinh dưỡng cao

 Có khoảng 8% phụ nữ mang thai có ít nước ối, trong đó 4% là thiếu ối. Những thai phụ sinh muộn, thai nhi được 42 tuần tuổi cũng dễ bị thiếu ối do chất lỏng có khả năng giảm đi một nửa sau tuần 42.

Nguyên nhân thiếu ối là gì?

Nguyên nhân từ mẹ:

  •  Vỡ ối, rỉ ối trước chuyển dạ: Do màng ối bị rách gây nước ối thoát ra ngoài từ đó dẫn đến thiểu ối. Việc chẩn đoán vỡ ối, rỉ ối dựa trên khai thác triệu chứng ra nước, ra dịch âm đạo, bệnh nhân cần được bác sĩ thăm khám, test kiểm tra nước ối trong dịch âm đạo (test quỳ, amnisure,…), xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng nhiễm trùng.
  •  Chức năng tử cung – bánh nhau bị suy giảm gây ra thai chậm phát triển và cạn ối kèm theo.
  • Mẹ bầu mắc các biến chứng như cao huyết áp, bệnh tiểu đường thai kỳ, tiêu chảy, tiền sản giật,…Mẹ dùng một số thuốc: ức chế men chuyển. ức chế tổng hợp Prostaglandin…

Nguyên nhân từ thai nhi:

  • Bất thường nhiễm sắc thể thai nhi: Chẩn đoán dựa vào chọc ối xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ hoặc Micro array nếu siêu âm thai có hình ảnh bất thường hoặc thai nhi chậm phát triển.
  • Thai chậm phát triển trong tử cung.
  • Dị tật bẩm sinh: tiết niệu, tiêu hóa, hô hấp…
  • Thai chậm phát triển trong tử cung.
  • Thai quá ngày sinh
  • Nhiễm trùng thai.
  • Hội chứng truyền máu thai nhi trong song thai

Dấu hiệu của thiếu ối ở sản phụ là gì?

Mẹ bầu cũng có thể tự mình nhận biết tình trạng trên thông qua một số biểu hiện sau: 

          – Chỉ số AFI

Khám thai định kỳ là cách giúp mẹ theo dõi chính xác tình trạng nước ối trong cơ thể. Các chỉ số thiếu ối sau cho biết tình trạng nước ối của mẹ:

  • AFI đo được < 3cm: Vô ối
  • AFI đo được 3 – 5 cm: Thiểu ối nặng
  • AFI đo được 5 – 7cm: Thiểu ối trung bình.

          – Vòng bụng chậm to

Chu vi vòng bụng sẽ tăng lên theo sự phát triển của thai nhi, nghĩa là kích thước vòng bụng sẽ tăng lên mà không giảm khi tuổi thai tăng dần. Nếu mẹ cảm thấy vòng bụng tăng chậm hoặc nhỏ hơn so với chuẩn, đây là dấu hiệu mẹ bầu cần cảnh báo bởi vì nó có thể do nước ối bị cạn, làm xẹp buồng ối.

          – Đi tiểu ít hơn và hay khát nước

Do sự thay đổi của các nội tiết tố làm tăng nhanh lượng máu đến thận khiến bàng quang nhanh đây nên mẹ sẽ dễ đi tiểu hơn. Hơn nữa thai nhi càng lớn càng gây chèn ép các bàng quang khiến mẹ có cảm giác buồn tiểu. Cơ thể có cơ chế lọc ối và thay ối liên tục sẽ làm mẹ đi tiểu thường xuyên. Khi nước ối bị cạn, quá trình lọc và thay ối có thể bị gián đoạn, mẹ ít đi tiểu hơn nhưng vẫn luôn cảm thấy khát.

          – Thai nhi đạp mạnh, mỗi lần đạp đều cảm thấy đau

Không còn là cảm giác mơ hồ như trước đây, mỗi lần con đạp, mẹ đều cảm nhận rất rõ ràng và đau ê ẩm, đây chính là dấu hiệu cảnh báo nước ối của mẹ sắp cạn. Bởi vì một khi nước ối bị thiếu, màng ối trở nên mỏng hơn, thành tử cung sẽ chịu tác động trực tiếp mỗi khi con đạp hoặc đá. Lúc này, tiếng đạp nghe rất mạnh, làm mẹ bị đau, có thể dẫn đến các cơn co thắt. Trường hợp nguy hiểm hơn, thai nhi có thể bị thiếu ối trầm trọng khi mẹ cảm nhận con đang ở sát da bụng.

Thiếu ối ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, mức độ ảnh hưởng của thiếu ối nặng đến thai nhi tùy vào từng giai đoạn của thai kỳ

          – Nếu thiếu ối xảy ra vào nửa đầu thai kỳ:

Thiếu ối ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nếu thiếu ối nặng có thể khiến hệ xương của bé bị biến dạng. Ngoài ra thiếu ối trong giai đoạn đầu của thai kỳ cũng làm gia tăng nguy cơ sảy thai hoặc thai chết lưu.

Trường hợp này có thể gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi như:

Hội chứng dải sợi ối;

Dị tật tim;

Tứ chứng Fallot;

Hội chứng Turner;

Bệnh lý bẩm sinh hệ tiết niệu;

Nhược giáp 

          – Nếu thiếu ối xảy ra vào nửa sau thai kỳ:

Thiếu ối nửa sau thai kỳ có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như thai chậm tăng trưởng trong tử cung, sinh non,… hay các biến chứng khi chuyển dạ như nước ối lẫn phân su hoặc biến chứng dẫn tới phải sinh mổ.

Đặc biệt, việc nước ối cạn nhanh trong giai đoạn chuyển dạ sẽ rất nguy hiểm, bởi lúc này tử cung co bóp mạnh, siết chặt vào thai nhi sẽ dễ gây ngạt, suy thai và dẫn tới tử vong.

Cách phòng ngừa và điều trị thiếu ối

          – Phòng ngừa thiếu ối cho mẹ bầu:

Để đảm bảo suốt quá trình mang thai mẹ luôn đủ ối cho thai nhi phát triển, cách tốt nhất là uống đủ nước. Trung bình, mỗi ngày mẹ bầu nên uống 2 lít nước, bao gồm cả nước khoáng, nước trái cây. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ để ngăn ngừa thiếu ối, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ.

Đồng thời, mẹ bầu cần đảm bảo khám thai định kỳ đầy đủ để nắm bắt tình hình sức khỏe cũng như giúp phát hiện sớm những bất thường để bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị kịp thời, chính xác, đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con.

          – Cách điều trị thiếu ối cho mẹ bầu:

Cách tốt nhất đối với các bà mẹ trước khi mang thai, cần điều trị khỏi hẳn hay ổn định hẳn những bệnh lý nội khoa, rồi mới có thai. Trong trường hợp thiếu ối trong giai đoạn mang thai, cần siêu âm khám thai định kỳ đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ sản khoa, để phát hiện sớm và điều trị kịp thời những điều bất trắc có thể xảy ra trong thai kỳ.

Mẹ bầu cần tập thói quen uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Trong suốt thai kỳ, mẹ nên bổ sung nhiều loại nước trái cây. Trong đó, nước dừa được đánh giá rất cao.  Không dùng thực phẩm làm mất nước như râu ngô, cà phê. Ngoài ra, mẹ tuyệt đối không nên uống rượu bia.  Luyện tập thể dục thể thao đều đặn không chỉ tốt giúp mẹ khỏe mạnh, tăng sức đề kháng mà còn giúp tăng lưu lượng tuần hoàn máu trong tử cung và nhau thai. Điều này cực kỳ tốt đối với những thai phụ có lượng nước ối ít.  

Ngoài ra, khi ngủ mẹ nên nằm nghiêng sang trái vì ở tư thế này, máu của mẹ sẽ lưu thông tốt hơn, tạo điều kiện cho hệ tuần hoàn của thai nhi được chảy tốt hơn, góp phần cải thiện lượng nước ối.

4women Clinic được thành lập Bác sỹ Phan Chí Thành, Chánh Văn Phòng TT Đào tạo, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Phòng khám có đội ngũ bác sỹ công tác tại Bệnh viện Phụ sản TW, trình độ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, vô sinh, y học tình dục và cùng hệ thống máy siêu âm Voluson E10 tối tân, giúp chẩn đoán trước sinh chính xác nhất.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng