Bản tin sức khỏe Dr4women Blog Mẹ Bầu Tâm sinh lý phụ nữ

Bước sang tuần thứ 23 của thai kỳ, bác sĩ Phan Chí Thành (bện viện Phụ sản TW) cho biết, thai nhi gần như đã phát triển đủ để sống sót bên ngoài bụng mẹ. em bé có chiều dài 30cm – 35cm, cân nặng hơn 600g

Tuần 23

Em bé trông thế nào

Bé có chiều dài: 30 cm, cân năng: 600 g

Phổi của con bắt đầu tạo ra một loại chất nền gọi là Surfactant khiến cho các túi khí nhỏ( phế nang) trong phổi giãn rộng chuẩn bị cho việc hít thở ngoài tử cung. Ở tai trong, ốc tai đã được hoàn thiện. Bé con có thể bị giật mình bởi các tiếng động mạnh và quay đầu để đáp ứng với tiếng động đó. Bé cũng sẽ trở nên quen thuộc với âm thanh của bạn và có thể nhận ra bạn sau khi sinh ra.

Thai nhi tuần 23

Biểu hiện của mẹ:

Tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên sẽ giúp các cơ bắp và dây chằng của bạn trở nên có lực, dẻo dai và

giảm cảm giác khó chịu do đau lưng khi mang thai.

Cũng có nhiều bằng chứng cho thấy phụ nữ thường xuyên tập thể dục thì thời gian chuyển dạ sẽ ngắn hơn và nhịp tim của bé sẽ mạnh hơn. Các bài tập kegel cũng rất quan trọng, chúng giúp làm tăng trương lực của các cơ và các cơ quan vùng chậu, bao gồm cả tử cung

Công việc của mẹ cần:

Nếu bạn đã sẵn sàng, cân nhắc về việc trò chuyện với đứa con lớn rằng một đứa trẻ nữa sắp tới. Sự hiểu biết của trẻ nhỏ còn chưa đủ sâu nên bạn phải kiên nhẫn và giải thích thật đơn giản cho bé hiểu. Bạn có thể tìm những cuốn sách để tham khảo vấn đề này.

Những thực phẩm giàu đạm như thịt nạc, trứng phô mai rất cần thiết cho sự phát triển lành mạnh của em bé.

Tuần 24

Em bé trông thế nào

Em bé có chiều dài: 34.6 cm, cân nặng: 660 g

Con bắt đầu phát triển trí nhớ sơ khai và não cũng phát triển phức tạp hơn, sóng não tại thời điểm này giống hệt thời điểm sơ sinh. Những tiếng nấc của bé và khi bé ngáp có thể là đang bắt đầu hình thành chu kỳ ngủ và thức. Lỗ mũi đã mở ra, răng trưởng thành bắt đầu hình thành ở dưới lợi. Đến cuối quý này, nhịp tim của thai nhi giảm xuống còn khoảng 140 -150 nhịp mỗi phút.

Thai nhi tuần 24

Biểu hiện của mẹ:

Bạn để ý thấy bụng mình lớn rất nhanh và kéo dài ra để giành chỗ cho một em bé đang lớn rất mau.

Khi bụng càng nhô ra ngoài và lên trên, nó có thể đè lên cơ hoành khiến bạn thấy khó thở. Nó cũng đè lên dạ dày dẫn tới tình trạng ợ nóng và trào ngược dạ dày.

Công việc của mẹ cần:

Bụng bạn ngày càng lớn khiến bạn thấy mất cân bằng. Dù không dễ dàng nhưng hãy cố gắng tránh những tư thế xấu có thể khiến lưng chịu quá nhiều áp lực.

Bác sĩ Phan Chí Thành khuyên mẹ bầu nên thay đổi tư thế ngủ khi mà bụng vẫn càng ngày càng lớn. Bạn phải bỏ thói quen nằm úp (nếu có). Ngủ ngửa lại không thể cung cấp máu cho thai nhi một cách tốt nhất. Vậy nên hãy tập nằm nghiêng. Nghiêng bên nào cũng được nhưng bên trái thường được khuyến nghị nhiều hơn.

Bs Phan Chí Thành: Chánh Văn Phòng TT Đào tạo Bệnh viện Phụ sản TW.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng