Bản tin sức khỏe Dr4women Blog Mẹ Bầu Tâm sinh lý phụ nữ Y học giới tính

Theo Ths.BS Phan Chí Thành (bệnh viện Phụ sản trung ương) khi cấu trúc cơ thể và mầm cơ quan chính được hình thành thì gọi là phôi thai. Từ tuần 10 của thai kỳ (tuần thứ tám sau khi thụ tinh), quá trình này được hoàn thành do đó bé sẽ được gọi là thai nhi cho đến khi bé được sinh ra. Đây là sự khác nhau rõ rệt giữa phôi thai và thai nhi.

Trong suốt giai đoạn phôi thai

Mặt, tứ chi, ngón tay ngón chân, các cơ quan nội tạng thô sơ và các bộ phận như: não, tim, niệu đạo, đường tiêu hóa, da – cơ – xương sẽ được hình thành.

Trong 10 tuần đầu thai kỳ, cấu trúc cơ bản của các cơ quan chính đã được tạo ra nhưng chúng cần trải qua quá trình hoàn thiện cao cấp hơn để có đầy đủ chức năng và sự linh hoạt hỗ trợ bé sau khi sinh. Trạng thái phát triển chậm rãi của thai nhi đánh dấu một giai đoạn mới trong sự phát triển của bé.

Xem thêm: thai máy

Thân mình và các cơ quan phát triển nhanh nhưng ngược lại đầu và phần còn lại của cơ thể phát triển chậm lại. Hình dạng của đầu đã có chút giống đầu của người bình thường, não và hệ thần kinh được kết nối. Đến cuối quý hai cân nặng của bé tăng gấp đôi, móng chân, móng tay nhú lên và các bộ phận sinh dục đã có thể trông thấy trên siêu âm, ngoài ra thì bạn còn có thể cảm nhận được chuyển động của bé – bé có thể là một bé hiếu động.

Trong suốt quý ba, sự tinh chỉnh diễn ra trong não và các hệ cơ quan của bé. Con có thể nhìn, nghe ngay trong tử cung và nếm được vị nước ối. Cơ thể của con cũng được bao bọc bởi một lớp mỡ dưới da sẽ giúp điều nhiệt sau khi bé chào đời. Cuối cùng, phổi hoàn thiện, có hàng triệu phế nang cho phép bé hít hơi thở đầu tiên tại thế giới bên ngoài.

Sự phát triển bộ phận của thai nhi  ở tuần 10

  • Dấu mốc 10 tuần: giai đoạn này nhau thai tăng cường hỗ trợ cho sự phát triển nhanh chóng của thai nhi và noãn hoàng hầu như đã tiêu biến.
  • Gai rau: gai rau bậc III hình thành và vận chuyển chất dinh dưỡng.
  • Chân và bàn chân: ở tuần thứ 10 thì chân phát triển kém hơn tay và các ngón chân vẫn chưa phân tách.
  • Đầu: đầu chiếm khoảng một nửa chiều dài của thai ở tuần thứ 10. Điều này cho thấy não là phần cần được ưu tiên phát triển trước nhất.
  • Dịch ối: ở thời điểm này, các loại dịch từ cơ thể bé đi xuyên qua da cùng với dịch từ màng và nhau thai hình thành nên dịch ối.

Lời kết

Trên đây là nội dung phân biệt phôi thai và thai nhi. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc những kiến thức bổ ích và hiểu hơn về sử phát triển của thai nhi.

Bs Phan Chí Thành: Chánh Văn Phòng TT Đào tạo Bệnh viện Phụ sản TW.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng