Bản tin sức khỏe

Ngày nay, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho “cô bé” của các chị em đã được nâng cao hơn rất nhiều. Không chỉ cần khỏe mà còn phải đẹp và thơm. 

Nnl 1540 2————————

 

Trong bài viết trước đó, Bs Thành đã đề cập tới ba thói quen mà chị em “tưởng rằng tốt” trong khi thực tế ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh dục là: dùng dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa cao, dùng các loại nước hoa vùng kín và dùng các viên làm hồng se khít không rõ nguồn gốc xuất xứ. Ở bài viết này, Bs Thành sẽ tiếp tục chỉ ra ba việc làm đã đi vào lối sống của rất nhiều người mà không biết rằng nó đang là nguy cơ gây hại tiềm tàng. Và ba hành động này vô cùng “gần gũi thân thuộc” mà nhiều chị em đều đang vô tư làm. 

 

Thứ nhất, sử dụng đồ lót sai cách. 

8 sai lầm khi mặc đồ lót nhiều chị em mắc phải mà không biết

Công dụng nguyên thuỷ nhất của đồ lót là để bảo vệ vùng sinh dục dưới của chị em. Tuy nhiên, hiện tại công dụng đó đã được mở rộng rất nhiều: nó có thể là đồ dùng làm đẹp hay thậm chí là giảm mỡ. 

  • Bs Thành chia sẻ rằng vấn đề sai lầm thứ nhất trong việc sử dụng đồ lót của chị em đó là việc chọn sai chất liệu vải. 

Quần lót bằng vải cotton được xem là một trong những chất liệu an toàn nhất. Tuy nhiên, vì nhiều lý do từ mẫu mã cho tới giá cả, các loại quần lót bằng sợi tổng hợp vẫn được nhiều chị em ưa chuộng. Việc mặc các loại vải không hoặc ít thấm nước có thể khiến “cô bé” của bạn “khó thở”, nóng ẩm, bốc mùi – do nó tạo môi trường thuận  lợi cho vi khuẩn hay nấm ngứa phát triển. 

  • Chị em mặc quần chip lọt khe quá thường xuyên. 

Quần lót đặc biệt là những loại quần lót tình thú luôn là một trong những vũ khí trang bị ngọt ngào đầy quyến rũ của chị em. Không chỉ thế, thiết kế của quần lót lọt khe cũng thuận tiện cho chị em mặc các bộ đồ bó sát gợi cảm. Đó cũng là lý do tại sao quần lót lọt khe luôn “đắt hàng” với các chị em phụ nữ. 

Tuy nhiên, việc mặc quần lót lọt khe có hình dạng rất khó, không thể che kín hết “cô bé”, thiết kế này khiến mẫu quần lót này mất đi chức năng nguyên thuỷ vốn có: che chắn và bảo vệ. Thêm vào đó, dây nối từ phía sau tới đáy quần ẩn chứa mối nguy hại rất đáng sợ. Phần dây gợi cảm này có thể cọ sát vào hậu môn trong quá trình ngồi làm việc, lái xe, ngay cả khi làm “chuyện ấy” mà thực hiện động tác kéo dây lên xuống… có thể dẫn vi khuẩn từ hậu môn lên khu vực vùng kín, dẫn đến viêm nhiễm âm đạo, trong đó dễ gặp nhất là viêm đường tiết niệu.

Do đó, việc mặc đồ lót lọt khe giống như một trang phục hàng ngày là điều rất không nên. 

  • Việc cuối cùng Bs Thành thấy rất nhiều chị em làm đó là: Nhiều người có xu hướng lựa chọn các loại quần lót có màu sắc quá rực rỡ. 

“Cô bé” có lớp da vô cùng nhạy cảm trong khi đó các chất tạo nên màu sắc sặc sỡ cho đồ lót thường đến từ các hoá chất có thể gây kích ứng vùng da nhạy cảm này. 

Bs Thành có lời khuyên là các chị em nên mặc các màu trung tính để giảm nguy cơ gây hại. Hoặc nếu chị em vẫn có đam mê với các màu sắc thì nên tìm hiểu kỹ càng các thông tin từ bên thiết kế. 

  • Cuối cùng, nên mua mới đồ lót khoảng 6 tháng một lần. 

 

Vệ sinh “cô bé” sau khi đi vệ sinh chưa đúng cách 

 

Hiện tại, người Việt Nam nói chung có hai trường phái chính trong việc làm sạch sau đi vệ sinh: Thứ nhất, dùng giấy vệ sinh. Thứ hai là dùng vòi xịt. 

Tuy nhiên, cả hai cách này đều chưa thực sự đúng, đặc biệt đối với phụ nữ. 

  • Đối với việc sử dụng giấy

 

Việc chỉ dùng giấy vệ sinh không thực sự giúp làm sạch mà còn  có thể gây lân lan vi khuẩn và chất bẩn ra móng tay và tay của bạn. 

Nhiều người sử dụng giấy để lau nhưng chưa thực sự để ý đến hành động đó mà chỉ đơn thuần là “lau qua lau lại”. 

Giấy vệ sinh, đặc biệt là các loại kém chất lượng hay giấy vệ sinh thơm chứa các hoá chất tẩy trắng và làm thơm, còn có nguy cơ làm chị em bị kích ứng, viêm âm hộ…

  • Đối với việc sử dụng vòi xịt. 

Sử dụng vòi xịt được cho là có tác dụng làm sạch tốt hơn giấy vệ sinh, nhưng việc xịt dòng nước mạnh trực tiếp vào vùng kín có  thể làm tổn thương vùng kín. 

Thêm nữa, nếu chỉ rửa bằng nước mà không lau khô sẽ khiến vùng kín trở nên nóng ẩm và có khả năng gây viêm nấm. 

How to wash your vagina in the right way. An expert tells | HealthShots

Vậy làm sạch thế nào cho đúng? 

Bs Thành đưa ra một số ý kiến sau: 

  • Ưu tiên việc làm sạch bằng dòng nước nhẹ nhàng. 
  • Sau đó, nên lau sạch và khô bằng giấy vệ sinh (không nên sử dụng các loại khăn bông dùng đi dùng lại). 
  • Các chị em nên lau giấy theo duy nhất một chiều từ trước ra sau để tránh làm lây lan vi khuẩn từ hậu môn lên âm đạo. 

 

Sử dụng băng vệ sinh chưa đúng cách 

 

Băng vệ sinh là vật không thể thiếu của chị em, nhất là trong ngày “đèn đỏ”. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng đúng. 

 

Bs Thành cho biết từ việc mua bằng vệ sinh cho đến việc sử dụng, ở bước nào chị em cũng có thể có những sai lầm. Tuy nhiên, ở bài viết này sẽ chỉ đề cập tới hai vấn đề: Thứ nhất là vấn đề vô cùng quen thuộc, là thời gian khuyến cao thay băng vệ sinh. Thứ hai là một vấn đề khác hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm đối với các chị em đó là tình trạng shock nhiễm khuẩn khi dùng bvs.   

  • Bao lâu nên thay băng vệ sinh một lần? 

Theo khuyến cáo của chuyên gia sản  phụ khoa nên thay băng vệ sinh ít nhất 4-8 giờ. Tuy nhiên, đó là tiêu chuẩn chung, tần suất thay băng phụ thuộc vào tình trạng cơ thể, thời điểm sử dụng và loại băng vệ sinh. 

Việc “lười” đổi băng vệ sinh sẽ tạo môi trường không thoáng khí cho vi khuẩn, vi thấm phát triển khiến tạo ra mùi khó chịu và cảm giác ngứa ngáy. 

Ngoài ra, theo Bs Thành, nếu có thể chị em nên chuyển sang sử dụng tampon hoặc cốc nguyệt san để tránh tình trạng không thoáng khí, để nấm ngứa mà còn tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường. 

How Often Should You Change Your Pad?

  • Shock nhiễm độc 

Shock nhiễm độc là tình trạng đe doạ tính mạng, gây ra bởi sự giải phóng độc tố của vi khuẩn khi vào trong máu. Tình trạng này có thể xảy ra với bất kỳ ai và bất kỳ lứa tuổi nào nhưng các trường hợp ghi nhận thường liên quan tới việc sử dụng băng vệ sinh ở phụ nữ trẻ. 

Thủ phạm chính trong các ca này thường là vi khuẩn liên cầu và tụ cầu vàng – một loại vi khuẩn thường thấy và lành tính ở vi hệ da. Tuy nhiên, khi xâm nhập vào máu, chúng sẽ giải phóng độc tố gây tổn thương toàn bộ cơ quan trong cơ thể. Người bệnh có thể có tình trạng sốt cao (lên tới 47 độ), mất ý thức, suy đa tạng và có thể tử vong. 

50% trường hợp shock nhiễm khuẩn gặp ở phụ nữ có dùng loai BVS siêu thấm. Nguyên nhân là khi băng vệ sinh thấm hút quá nhanh, khiến môi trường âm dạo bị khô tạo điều kiện cho tụ cầu phát triển sau đó tiến vào máu và gây ra shock. 

Ngoài ra việc lưu băng vệ sinh quá lâu không thay (trên 8 tiếng) cũng làm tăng đáng kể nguy cơ bị shock nhiễm độc. 

 

Dr4women

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng