Mẹ Bầu

Trong suốt quá trình thai nghén, không mẹ bầu nào muốn mình sảy thai nhưng thực tế phần lớn các ca sẩy thai thường diễn ra trong 12 tuần đầu của thai kỳ. Do đó, mẹ bầu cần lưu ý ngay những điều này để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông.

Nội dung

Sẩy thai là gì?

Sẩy thai là tình trạng mất thai trước tuần 20 của thai kỳ (sau 20 tuần là thai chết lưu). Theo thống kê của Hiệp hội Thai sản Hoa Kỳ, tỷ lệ sẩy thai chiếm khoảng từ 10 đến 15% tổng số thai kỳ. Trong đó 80% các ca xảy ra trước khi thai phát triển được 12 tuần. 

say thai la gi
Sẩy thai là gì?

Các hình thức sảy thai:

  • Sảy thai hoàn toàn: phôi thai ra khỏi cơ thể bạn trong một lần.
  • Sảy thai không hoàn toàn: cổ tử cung bị giãn hoặc mỏng khiến các phần của phôi thai bị đẩy dần dần ra khỏi cơ thể.
  • Trứng trống: tình trạng phôi thai không phát triển trong tử cung;
  • Sẩy thai tái phát (liên tiếp): là tình trạng sẩy thai ít nhất 3 lần liên tiếp
  • Sẩy thai ngoài tử cung: trứng làm tổ tại một nơi khác ngoài tử cung. Thường là trong ống dẫn trứng. Thai ngoài tử cung cần được điều trị ngay để tránh các biến chứng nghiêm trọng.
  • Dọa sẩy thai: xuất hiện tình trạng xuất huyết hoặc chuột rút, cảnh báo nguy cơ sẩy thai.
  • Ngoài ra, nhiều phụ nữ bị sảy cả khi chưa nhận ra mình đang mang thai.

Dấu hiệu sảy thai

Dấu hiệu sảy thai tuần 1 – 6:  Sảy thai khiến mẹ bầu cảm thấy đau dữ dội vùng bụng dưới, cảm giác nặng nề, mệt mỏi. Tuy nhiên, với những ai bị đau bụng khi hành kinh thì cũng rất khó phát hiện. Vì rất khó phân biệt được đây là sảy thai hay một chu kỳ kinh nguyệt bị trễ. 

Dấu hiệu sảy thai tuần 6 – 12: Mẹ bầu thường cảm thấy bị đau vùng chậu, chuột rút hoặc ra máu âm đạo. Chuột rút có thể xuất hiện vào giai đoạn đầu và sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu lượng máu chảy ra nhiều hơn. Tình trạng xuất huyết có thể bắt đầu với các chấm nhỏ rồi nhiều lên sau một hai ngày. 

Dấu hiệu sảy thai tuần 12 –  20: các hiện tượng như ra máu hay có các cơn đau dữ dội sẽ xuất hiện. Có thể là bị sảy thai vì cổ tử cung lúc này rất yếu (hở eo tử cung).

Nguyên nhân dẫn đến sảy thai

Cổ tử cung bị mở

Khi  mang thai, cổ tử cung được đóng kín bằng một nút nhầy và chỉ được mở ra vào ngày sinh nở. Nếu cổ tử cung bị yếu hoặc ngắn được sẽ khiến nó mở ra trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu làm cho thai nhi khó giữ được.

Bất thường về nhiễm sắc thể

Mẹ bầu mang thai ngoài 35 tuổi có nguy cơ cao về chứng bất thường nhiễm sắc thể. Khoảng 85-90% thai nhi bị chết từ giai đoạn mới hình thành. Nếu giữ được thì trẻ sinh ra thường mắc dị tật.

Các bệnh liên quan tới tử cung

Nếu mẹ bầu mắc các bệnh về tử cung như u xơ, u nang, dị tật bẩm sinh tử cung thì khi chúng phát triển đồng thời với bào thai sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi. 

Hội chứng kháng phospholipid

Làm xuất hiện các cục máu đông ở các bộ phận, bao gồm cả cơ quan sinh sản. Các cục máu này “tấn công” nhau thai khiến nó không bảo vệ được thai nhi dẫn đến sảy thai.

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường thường gây nguy cơ sảy thai cao cho mẹ bầu. Thai nhi bị ảnh hưởng xấu từ mẹ: thai dễ bị dị dạng, thai bị suy hô hấp, rối loạn chuyển hóa.

Bệnh tuyến giáp

Khi người mẹ bị bệnh tuyến giáp sẽ ảnh hưởng tới quá trình tăng trưởng của thai nhi, làm thai nhi dễ sảy hay mắc các bệnh về trí não.

Bệnh tình dục, buồng trứng

Nếu mẹ bầu mắc các bệnh tình dục như lậu, herpes sinh dục, giang mai, nhiễm khuẩn âm đạo khiến số lượng vi khuẩn, virus tăng cao cũng có thể là nguyên nhân sảy thai 3 tháng đầu.

Ngoài ra, các bệnh về buồng trứng như u nang, u xơ mà mẹ mắc phải khi mang bầu cũng tác động tới thai nhi dễ dẫn đến sảy thai ở mẹ bầu.

Di chuyển nhiều

3 tháng đầu là giai đoạn nhạy cảm, thai nhi chưa bám chắc vào tử cung nên vận động quá mạnh và lao động vất vả khiến cho thai nhi khó bám vào tử cung.

Mẹ bầu quá gầy

Theo một nghiên cứu mới tại Anh, nếu người phụ nữ mang thai có chỉ số BMI dưới 18.5 thì nguy cơ sảy thai trong 3 tháng đầu tăng 72% so với người bình thường.

Tâm trạng căng thẳng, lo âu

Trong thời gian thai kỳ đặc biệt là 3 tháng đầu nếu tâm trạng mẹ bầu bất ổn, căng thẳng sẽ gây ra sự mất cân bằng hormone trong cơ thể, khiến mẹ bầu mất ngủ, lo lắng, bồn chồn làm cản trở quá trình chuyển hóa oxy và chất dinh dưỡng nuôi thai nhi, tăng nguy cơ sảy thai. 

Quá trình điều trị sảy thai

Nếu không may bị sảy thai trong 3 tháng đầu, mẹ bầu sẽ cảm thấy đau nhiều và ra máu âm đạo. Nếu các cơn đau vẫn kéo dài và ngày càng nghiêm trọng, mẹ bầu nên đến khám càng sớm càng tốt. 

Việc điều trị trong hoặc sau khi sẩy thai chủ yếu nhằm ngăn ngừa xuất huyết hoặc nhiễm trùng. Nếu việc sảy thai diễn ra sớm ở những tuần đầu tiên, cơ thể mẹ bầu  sẽ có thể tự loại bỏ các mô của thai nhi và không cần thêm các can thiệp y tế. Nếu sảy thai muộn hơn, quy trình phổ biến nhất để cầm máu và ngăn ngừa nhiễm trùng là nong và nạo tử cung (D&C).

Mẹ bầu có thể được kê toa thuốc để kiểm soát trình trạng xuất huyết sau khi thực hiện D&C. Ngoài ra, nếu mẹ nhận thấy lượng máu tăng, bắt đầu ớn lạnh hoặc sốt, hãy gọi ngay cho bác sĩ để có phương án điều trị kịp thời.

Biện pháp phòng ngừa sảy thai

Để có một thai kỳ khỏe mạnh trong tương lai, bạn nên:

  • Đi khám tiền hôn nhân để xác định sức khỏe cả 2 người trước khi mang thai.
  • Tránh xa hoặc hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá, rượu bia, chất thải, độc hại.
  • Duy trì cân nặng vừa phải trước và trong khi mang thai.
  • Bổ sung các vitamin cần thiết khi mang thai để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.
  • Tập thể dục hợp lý khi mang thai với cường độ phù hợp với thể trạng của mẹ bầu.
  • Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
  • Hạn chế việc lao động nặng.
  • Xét nghiệm sàng lọc thai và tiêm phòng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Nếu sản phụ có tiền sử dọa sảy thai, sảy thai thì phải kiêng quan hệ vợ chồng.

Khi nào có thể bắt đầu có thai lại?

Lời khuyên của các chuyên gia sản khoa cho những cặp vợ chồng cố gắng thụ thai sau khi sảy thai là phải đợi hết ra huyết, nồng độ nội tiết tố ổn định và cảm thấy đã đủ khỏe về thể chất lẫn tâm lý thì cơ hội mang thai lần sau sẽ tốt hơn. Thường là sau 3 tháng thì các đôi vợ chồng có thể thụ thai lại.

Khi đã có tiền sử sảy thai, nên hết sức thận trọng trong lần mang thai kế tiếp để tránh gặp phải rủi ro. Bạn nên khám sàng lọc trước khi mang thai và tiêm vắc-xin đầy đủ. Điều này giúp bạn biết được tình trạng sức khỏe của mình, kịp thời điều trị và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý nếu có, bổ sung các dưỡng chất cần thiết, tạo điều kiện tốt nhất cho thai nhi phát triển ngay từ khi chuẩn bị mang thai, giúp xác định những yếu tố nguy cơ liên quan đến di truyền, nhất là trường hợp bố mẹ đang mắc phải các bệnh lý sản phụ khoa, bệnh mãn tính, đã từng mang thai hoặc sinh ra con mắc dị tật bẩm sinh.

Lời kết

Mang thai là một niềm hy vọng vì thế hãy trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ để trải qua một kỳ mang thai an toàn và khỏe mạnh. Để giúp mẹ bầu có thể tự tin và luôn khỏe mạnh trong suốt thời gian thai kỳ đến khi đón con chào đời, phòng khám 4Women Clinic mang đến chương trình chăm sóc thai sản trọn gói với đầy đủ các quyền lợi thăm khám, xét nghiệm,…. cùng với đó là sự giao lưu, chia sẻ tư vấn tận tâm từ các Bác sĩ, y tá tại phòng khám 4Women Clinic cam kết là địa chỉ hoàn hảo đồng hành cùng mẹ và bé trong suốt thai kỳ.

4women Clinic được thành lập Bác sỹ Phan Chí Thành, Chánh Văn Phòng TT Đào tạo, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Phòng khám có đội ngũ bác sỹ công tác tại Bệnh viện Phụ sản TW, trình độ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, vô sinh, y học tình dục và cùng hệ thống máy siêu âm Voluson E10 tối tân, giúp chẩn đoán trước sinh chính xác nhất.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng