Bản tin sức khỏe Mẹ Bầu Y học giới tính

Mặc dù được ghi nhận với tỷ lệ thành thành công cao, dùng thuốc phá thai có thể gây đau bụng, chảy máu âm đạo, nhiễm trùng thậm chí là dị tật thai. 

—————————-

Chị Hoa năm nay 45 tuổi tại Hà Nội bất ngờ làm mẹ vì “vỡ kế hoạch”. Tuy nhiên, sau khi làm xét nghiệm chọc dò dịch ối ở tháng thứ ba, chị và gia đình quyết định phá thai vì thai nhi có bất thường nghi ngờ mắc hội chứng Down. Do tuổi thai còn nhỏ và sức khoẻ yếu, chị Hoa quyết định phá thai nội khoa bằng 2 thuốc phối hợp. Hai giờ đầu sau khi uống liều thuốc đầu tiên tại bệnh viện chị Hoa xuất hiện tình trạng đau bụng, buồn nôn, băng huyết và phải chuyển vào phòng cấp cứu. Sau đó chị Hoa được chỉ định dừng thuốc và tiến hành phá thai ngoại khoa. 

 

“Đau đầu, buồn nôn, sốt hay ra máu là một số triệu chứng thường gặp sau khi uống thuốc phá thai. Tuỳ vào tình trạng sức khoẻ của từng chị em mà mức độ nặng nhẹ sẽ khác nhau.” Bs Phan Chí Thành – Chánh văn phòng đào tạo và Chỉ đạo tuyến Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương cho biết. 

 

Phá thai nội khoa là phương pháp được sử dụng nhiều 

Phá thai nội khoa là phương pháp sử dụng thuốc để chấm dứt thai kỳ. Phương pháp này thuận tiện, riêng tư, ít xâm lấn nên thường là phương pháp được ưu tiên với tuổi thai nhỏ. 

Có thể áp dụng phương pháp này đối với các tuổi thai từ khi phát hiện thai trong tử cung đến hết 22 tuần kinh, tuy nhiên việc phá thai sẽ ít nguy hiểm hơn đối với tuần thai nhỏ (thường dưới 7 tuần). 

Mức độ thành công của phá thai nội khoa được ghi nhận lên tới 95%. 

Tuy nhiên việc phá thai bằng thuốc nên được kiểm soát chặt chẽ và thực hiện ở cơ sở y tế có sự giám sát của các nhân viên y tế. 

 

Một số kịch bản xấu chị em phải đối mặt khi chọn phương pháp phá thai nội khoa

  • Tác dụng gây thai bất thường: một số ít trường hợp người phụ nữ thay đổi ý định khi đã sử dụng thuốc hoặc cuộc phá thai thất bại mà không được phát hiện khiến thai nhi phát triển dị dạng. 
  • Vẫn tiếp tục mang thai: các thuốc phá thai nội khoa không có tác dụng đình chỉ thai ngoài tử cung hoặc một số trường hợp thai phụ không đáp ứng thuốc nhưng không được phát hiện. 
  • Chảy máu quá nhiều và kéo dài (băng huyết) gây thiếu máu thậm chí nguy hiểm đến tính mạng
  • Phá thai không hoàn toàn và có thể phái phối hợp phá thai ngoại khoa (phẫu thuật) 
  • Đau bụng, ra máu: mặc dù đây là biểu hiện của việc phá thai nội khoa thành công. Tuy nhiên việc đau bụng và ra máu quá nhiều cũng gây nguy hiểm đến sức khoẻ sản phụ. 
  • Sốt 
  • Buồn nôn và nôn 
  • Tiêu chảy 
  • Rối loạn nội tiết: một số người gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi dùng thuốc phá thai 
  • Không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ thể chất và sinh sản, việc phá thai nội khoa tương tự phá thai nói chung có thể dẫn tới ảnh hưởng nhất định trong sức khoẻ tâm thần của người mẹ, đặc biệt với thai có tuần tuổi lớn. 

 

Như vậy, việc phá thai bằng thuốc cũng khó rất nhiều rủi ro trong quá trình thực hiện. Do đó, Bs Phan Chí Thành khuyên các chị em nên tới các cơ sở y tế để nhận tư vấn và được theo dõi trong quá trình dùng thuốc. Ngoài ra, sau khi uống thuốc, người phụ nữ cần được tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để đánh giá phá thai đã hoàn thành hay chưa cũng như đánh giá tình trạng sức khoẻ sau phá thai.

Dr4women

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng