Bản tin sức khỏe Dr4women Blog Mẹ Bầu Tâm sinh lý phụ nữ

Thạc sĩ, bác sĩ Phan Chí Thành (bệnh viện Phụ sản TW) cho biết, cấu trúc của toàn bộ hệ tiêu hóa của em bé được hình thành vào tuần 12. Ngay khi chào đời, em bé đã có khoảng 2.5 m ruột. Điều này thật đáng kinh ngạc.

Hệ tiêu hóa của bé bắt đầu bởi một “ống tiêu hóa nguyên thủy”, cấu trúc này được hình thành bởi các tế bào lớp nội bì theo chiều đầu – đuôi: đầu trên là màng họng (nối với miệng) và đầu dưới là màng nhớp (cuối cùng nối với hậu môn của bé).

Bác sĩ Phan Chí Thành cho biết ngay khi chào đời, em bé đã có khoảng 2.5 m ruột

Ống tiêu hóa nguyên thủy sau đó phát triển thành ba phần: ruột trước, ruột giữa và ruột sau, mỗi phần sẽ phát triển thành các chồi cơ quan riêng biệt. Khoảng giữa tuần sáu tới tuần tám, ruột trước phồng lên và trở thành dạ dày. Cả ba phần của ống ruột đều tiếp tục dài ra nên khi bạn mang thai được chín tuần, rất nhiều tế bào ruột (là tên các tế bào ở ruột non và đại tràng) hình thành do đó phôi thai quá nhỏ không còn đủ chỗ cho chúng.

Tiếp theo nó đi ra khỏi bụng của bé và tham gia vào một phần của dây rốn. Tuần 10, dạ dày của bé bắt đầu tiết ra dịch vị dạ dày – dấu mốc chuyển giao từ phôi thai sang thai nhi.

Bác sĩ Phan Chí Thành cho biết, đến tuần 12, cơ thể của em phát triển đủ lớn và phần ruột kia lại quay trở lại trong cơ thể khiến dây rốn trở nên trống rỗng, chỉ còn các mạch máu.

Bs Phan Chí Thành: Chánh Văn Phòng TT Đào tạo Bệnh viện Phụ sản TW.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng