Bản tin sức khỏe Dinh dưỡng Dr4women Blog Mẹ Bầu

Trẻ sơ sinh được sinh ra với đầy đủ các cơ quan, bộ phận; tuy nhiên theo chia sẻ của Thạc sĩ, bác sĩ Phan Chí Thành – bệnh viện Phụ sản Trung Ương em bé sơ sinh vẫn có vô số giai đoạn phát triển về thể chất, tinh thần và cảm xúc mà chúng phải trải qua.

Sau ba tháng chào đời, khi nhı̀n lại những bức ảnh của con bạn vào ngày nó được sinh ra, bạn sẽ khó có thể tin được làm thế nào mà cái cục nhỏ xı́u, nhăn nheo, cuộn tròn đó lại có thể trở thành một đứa bé kháu khı̉nh đáng yêu và luôn cười tò mò mọi thứ xung quanh.

Tuần 1:

Đứa trẻ dành thời gian để thı́ch nghi với mội trường bên ngoài tử cung. Tay luôn co nắm lại.

Bạn có thể làm gì: Cho con bạn soi gương — bé thı́ch nhı̀n vào khuôn mặt và sẽ quan sát khuôn mặt của bạn.

Tuần 2:

Bé có thể nâng giữ đầu vài giây khi bé dựa vào vai bạn.

Bạn có thể làm gì:  Quay mặt vào con bạn và thè lưỡi. Bé sẽ cố gắng bắt chước bạn

Tuần 3:

Bạn có thể nhận thấy rằng chuyển động cơ của bé được kiểm soát nhiều hơn.

Bé bắt đầu mất dần các phản xạ sơ sinh.

Bạn có thể làm gì: Bạn có thể giúp bé bắt đầu nhận biết ngày và đêm bằng cách giữ phòng tối vào ban đêm.

Em Be So Sinh
Những điều thú vị về 12 tuần đầu sau chào đời của em bé

Tuần 4:

Cơ ở cổ bé khỏe hơn và bé có thể ngẩng cao đầu lâu hơn một chút khi được bạn hỗ trợ.

Bạn có thể làm gì: Đặt trẻ nằm sấp; trẻ sẽ cố gắng ngóc đầu lên. Điều này bé luyện tập thêm sức mạnh cơ ở lưng và cổ

Tuần 5:

Trẻ luyện cơ mắt để lấy nét các vật thể ở gần và xa; theo dõi các chuyển động của vật, mở rộng tầm nhı̀n từ bên ra trung tâm.

Bạn có thể làm gì: Em bé thı́ch ngắm vật thể màu đen trắng. Hãy thử đặt một số vật ở nơi bé có thể nhı̀n thấy khi đang nằm.

Tuần 6:

Nụ cười đầu tiên của bé. Bé bắt đầu biết nhận thức xã hội và phản ứng với giọng nói của bạn, quan sát bạn chăm chú khi bạn nói.

Bạn có thể làm gì: Nói chuyện với bé, giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ mặc dù bé không thể đáp lại bằng lời nói. Trẻ thậm chı́ có thể ê a trả lời bạn

Tuần 7:

Trẻ đang khám phá đôi tay của mı̀nh, quan sát theo tay và cử động những ngón tay. Đây là bắt đầu của sự phối hợp giữa tay và mắt. Bé có thể đưa tay về phı́a miệng để khám phá chúng. Cơ mắt đã phát triển đủ để mắt bé có thể cử động đồng loạt. Lúc này bé có thể phát ra một số âm thanh!

Bạn có thể làm gì: Thử treo những đồ vật trong tầm với tay của trẻ khi trẻ nằm ngửa

Tuần 8:

Cơ lưng và cổ bé đủ khỏe để tự ngẩng đầu khi nằm ngửa. Thử bế và để con chạm chân xuống sàn. Một số trẻ có thể chịu một chút trọng lượng cơ thể bằng chân trong giai đoạn này.

Bạn có thể làm gì: Cho bé nhiều không gian để vận động, vươn vai và phát triển sức mạnh cơ bắp.

Tuần 9:

Bé phát triển nhận thức xã hội. Bé nhận ra bố mẹ và đáp lại sự chú ý của bạn. Anh ấy bắt đầu gắt kết với mọi người xung quanh quan thời gian vui vẻ và vui chơi.

Bạn có thể làm gì: Em bé của bạn đã quen giọng nói của bạn, nhưng hãy thử sử dụng các tông giọng khác nhau và các biểu cảm đa dạng trên khuôn mặt. Bắt chước tiếng của bé để trò chuyện với con.

Tuần 10:

Em bé củ a bạn có thể đáp ứng với các kı́ch thı́ch cao hơn và hoc được cách làm dịu bản thân. Bé có thể đưa hai tay ra trước mặt.

Bạn có thể làm gì: Hát các bài hát mẫu giáo cho em bé củ a bạ n.

Bé sẽ nghe theo nhịp điệu và các vần thơ giúp trẻ bắt đầu hiểu sự phức tạp của ngôn ngữ và lời nói.

Tuần 11:

Bé bắt đầu nhậ n thức sự vật như bı̀nh sữa hoặc các hành động bạn thực hiện khi chuẩn bị cho con bú và bé có dấu hiệu háo hức muốn bú. Trẻ cũng có thể liên kết âm thanh với đối tượng tạo ra chúng.

Bạn có thể làm gì: Hãy thử làm một hộp chứa đầy các vật có màu sắc và kết cấu khác nhau có thể tạo ra các âm thanh khác nhau, chẳng hạn như giấy sột soạt và tiếng lục lạc. Đặt chúng vào tay của bé để bé có thể khám phá chúng.

Tuần 12:

Bé bắt đầu giao tiếp với bạn. Trẻ có thể kêu vài tiếng. Em bé bắt đầu vươn tay đeo lấy đồ vật một cách có chủ đı́ch, thay vı̀ chı̉ đơn giản là nắm lấy đồ vật được đưa cho bé. Hệ tiêu hóa của bé lúc này đã hoàn thiện. Tiếng cười khúc khı́ch của con bạn— một dấu hiệu chắc chắn rằng trẻ nghı̃ rằng bạn đang đùa vui với chúng!

Bác sĩ Phan Chí Thành khuyên bố mẹ nên thử kết hợp chuyển động nhẹ nhàng với các bài hát thiếu nhi để em bé có thể nghe và quan sát theo tiếng động.

Bs Phan Chí Thành: Chánh Văn Phòng TT Đào tạo Bệnh viện Phụ sản TW.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng