Tiền mãn kinh - Mãn Kinh

Cơn bốc hỏa gồm những mức độ nào? Khi nào chúng ta cần gặp bác sĩ? Nguyên nhân gây ra cơn bốc hỏa là gì? Những câu hỏi này đều là các vấn đề mà chúng ta thường không nắm rõ. PK 4 women clinic sẽ trả lời cho bạn. 

Chúng ta còng tìm hiểu phần khái niệm về cơn bốc hỏa tại đâynhững trải nghiệm khi gặp cơn bốc hỏa tại đây

Phân loại mức độ cơn bốc hỏa

 

Boc Hoa Len Mat
con-boc-hoa-co-3-muc-do

Bạn có thể tự hỏi làm thế nào để so sánh các triệu chứng cụ thể của bạn với những gì phụ nữ khác đang cảm thấy. Nói chung, các bác sĩ phân loại mức độ nghiêm trọng của các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm bằng cách sử dụng các định nghĩa sau:

 

  • Nhẹ: Nếu bạn cảm thấy bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm nhưng chúng không ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của bạn, chúng được coi là nhẹ.

 

  • Vừa phải: Những cơn bốc hỏa ở mức độ vừa phải gây cản trở phần nào cho các hoạt động thường ngày.

 

  • Dữ dội: Trong trường hợp này, các cơn bốc hỏa gây khó chịu đến mức làm bạn phải gián đoạn hoặc dừng công việc đang làm cho đến khi chúng qua đi.

KHI NÀO BẠN CẦN GẶP BÁC SĨ?

 

Cơn bốc hỏa là hiện tượng bình thường xảy ra trong giai đoạn chuyển tiếp mãn kinh, nhưng chúng cũng có thể báo hiệu các vấn đề sức khỏe khác. Hãy tới gặp bác sĩ nếu cơn bốc hỏa của bạn:

  •  Xảy ra thường xuyên và dữ dội, gây nhiều trở ngại cho cuộc sống hàng ngày của bạn.
  •  Đi kèm với sút cân không rõ nguyên nhân.
  •  Cơn bốc hỏa không thuyên giảm dù bạn đã thay đổi lối sống của mình như tập thể dục thường xuyên, hạn chế đồ ăn cay nóng,…

Nguyên nhân cơn bốc hỏa

 

Không ai biết chính xác điều gì sẽ xảy ra với cơ thể bạn trong một cơn bốc hỏa, nhưng có vẻ như những thay đổi về hóa học trong não bạn có liên quan đến nguyên nhân cơn bốc hỏa. Một giả thuyết cho rằng những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến vùng dưới đồi, một vùng não kiểm soát: huyết áp, cân bằng thể dịch, điện giải và nhiệt độ cơ thể.

 

 Boc Hoa
nguyen-nhan-cua-con-boc-hoa

Có thể giai đoạn tiền mãn kinh đã làm thay đổi nồng độ estrogen và hormon từ tuyến yên của bạn, làm rối loạn vùng dưới đồi. Khi nồng độ estrogen suy giảm, vùng dưới đồi trở nên nhạy cảm hơn với những thay đổi nhỏ về nhiệt độ cơ thể. Kết quả là vùng dưới đồi có thể phản ứng quá mức với bất kỳ sự gia tăng về nhiệt độ cơ thể.

Vì thế, vùng dưới đồi bắt đầu một chuỗi các sự kiện để hạ nhiệt cho bạn bao gồm tim bơm máu đi nhanh hơn, các mạch máu gần bề mặt da của bạn giãn để tăng lưu lượng máu, các tuyến mồ hôi hoạt động tối đa và giải phóng nhiệt. Tuy nhiên, nỗ lực tản nhiệt quá mức của

vùng dưới đồi sẽ khiến bạn cảm thấy đột ngột nóng lên, đỏ bừng mặt và đổ mồ hôi, đây cũng là nguyên nhân của nó.

 

Cơn bốc hỏa hay vấn đề sức khỏe khác?

Cơn bốc hỏa thực sự có thể là một dấu hiệu của một vấn đề khác. Điều đó đúng với nhiều vấn đề khác mà phụ nữ mắc phải ở độ tuổi trung niên, vì vậy bạn không nên bỏ qua việc thăm khám bác sĩ thường xuyên trong giai đoạn này. Các nguyên nhân cơ bản khác của cơn bốc hỏa bao gồm bệnh tuyến giáp, động kinh, nhiễm trùng, bệnh bạch cầu và một số bệnh ung thư.

 

Một số loại thuốc, chẳng hạn như tamoxifen và raloxifene, cũng có thể là nguyên nhân gây ra các cơn bốc hỏa. Hay thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) được kê đơn cho bệnh trầm cảm, cũng có thể gây ra mồ hôi nhiều, có thể bị nhầm với các cơn bốc hỏa trong thời kỳ mãn kinh. Trong những trường hợp này, cơ chế mà cơ thể gây ra các cơn bốc hỏa hoặc đổ mồ hôi là khác nhau. Nói chung, bạn nên trao đổi với bác sĩ về bất kì triệu chứng nào mới xuất hiện và kéo dài hơn một hoặc hai tuần. Bạn cũng nên báo cáo những thay đổi trong cơ thể cho bác sĩ nếu chúng cản trở những hoạt động bình thường của mình. Đừng xấu hổ khi đặt câu hỏi!

 

Một trong những người phụ nữ không may mắn khi gặp phải những cơn bốc hỏa kéo dài suốt nhiều thập kỷ mà không hề thuyên giảm. Người ta thường nói đùa rằng không ai chết vì bốc hỏa, nhưng có người nói  rằng những cơn bốc hỏa kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim?

Đó có thể là sự thật. Trong một nghiên cứu gần đây trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA), có mối tương quan giữa những phụ nữ bị bốc hỏa tần suất cao với các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, béo phì, đái tháo đường và mức cholesterol cao. Tuy nhiên, tại thời điểm này, các nhà nghiên cứu coi đó là mối tương quan chứ không phải là hậu quả, những phát hiện này đã làm gia tăng mối quan tâm của họ về những phụ nữ trung niên chọn sử dụng hormone để chống lại các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm.

Điều trị hormon đem lại hiệu quả cho triệu chứng bốc hỏa đồng thời cũng giúp cải thiện các vấn đề về tim mạch vì có nhiều bằng chứng cho thấy estrogen có tác dụng bảo vệ cho tim mạch. Nếu bạn thuộc trường hợp này, bạn có thể cân nhắc và trao đổi việc sử dụng liệu pháp hormon với bác sĩ hoặc ít nhất là bạn hãy điều trị cho bất kì yếu tố nguy cơ tim mạch nào bạn mắc phải.

Như vậy nguyên nhân cơn bốc hỏa đã được giải đáp cụ thể trên bài viết này. Những điều được đề cập ở đây, chúng ta cần ghi nhớ vì nó liên quan đặc biệt đến sức khỏe chúng ta. Pk 4 women clinic luôn đồng hành cùng bạn trên chặng đường bảo vệ sức khỏe tiền mãn kinh – mãn kinh

 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng