Vô sinh hiếm muộn

Khi người phụ nữ bị béo phì sẽ làm tăng nguy cơ gây vô sinh, hiếm muộn.

Cô gái trẻ bị hiếm muộn vì cơ thể quá béo

Chị N.T.H.  27 tuổi (Đông Anh, Hà Nội) đã lấy chồng và đang kinh doanh mặt hàng đồ ăn vặt. Sau 2 năm kinh doanh đồ ăn vặt, chị H. từ 60 cân lên gần 90 cân. Cân nặng mất kiểm soát, chị bắt đầu nghe những lời phàn nàn từ chồng là do mình béo nên khó có con. Hoang mang, lo lắng là cảm xúc vây quanh chị khi nghe những lời nói từ chồng. Nên chị H quyết định đi khám bác sĩ, để tìm ra nguyên nhân khó mang thai của mình.

“Sau khi thăm khám, bác sĩ nhận thấy tôi có tình trạng thừa cân béo phì nặng dẫn đến hiếm muộn. Lộ trình đầu tiên của điều trị hiếm muộn bác sĩ yêu cầu chúng tôi thay đổi lối sống và chế độ ăn để giảm cân. Nhờ có sự tư vấn của bác sĩ, tôi đã quyết tâm tập gym và sử dụng chế độ ăn nhiều rau quả, hạn chế tinh bột và năng lượng. Sau 1 năm, bản thân tôi giảm được 35 cân, từ 90 cân chỉ còn 55 cân. Thật may mắn, tháng vừa rồi tôi chậm kinh, thử thai thấy có bầu. Trời thương bây giờ con tôi đã 8 tuần tuổi, tôi vui lắm”, chị H chia sẻ. 

Beo Phi Anh Huong Sinh San
Phụ nữ béo phì có khả năng cao bị vô sinh hiếm muộn

Bác sĩ chỉ ra giải pháp

Ths.Bs.Phan Chí Thành, Chánh văn phòng trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến – Bệnh viện Phụ sản TW cho biết chị H khó có con là do béo phì, vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người, đặc biệt là khả năng mang thai của phụ nữ.

Một nghiên cứu đã chỉ ra, phụ nữ trong độ tuổi từ 18 – 40, nếu hàm lượng chất béo trong cơ thể vượt quá 10-15% thông thường thì có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Lượng chất béo này gây ra dư thừa estrogen trong cơ thể phụ nữ, từ đó làm suy giảm chức năng hoạt động của buồng trứng, đồng thời tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Đây là nguyên nhân ngày càng phổ biến ở cả nam và nữ trong xã hội ngày nay. 

ảnh Bs Phan Chí Thành
ThS. BS Phan Chí Thành (phải) – Chánh văn phòng Trung tâm đào tạo (Bệnh viện Phụ sản TW).

Bên cạnh đó, hầu hết các trường hợp hợp béo phì đều tăng nguy cơ tiểu đường. Những phụ nữ có lượng đường cao và không ổn định thì khi mang thai có thể xảy ra tình trạng sinh non hoặc sảy thai. Đồng thời, trẻ sinh ra từ những phụ nữ béo phì sẽ có khả năng bị thừa cân, bị dị tật bẩm sinh, cần chăm sóc đặc biệt sau khi sinh hoặc có vấn đề về sức khỏe trong thời thơ ấu và có thể béo phì trong quá trình phát triển.

“Minh chứng rõ nhất chính là nghiên cứu của Zanin và Norman (2008). Kết quả nghiên cứu cho thấy “béo phì gây rối loạn kinh nguyệt, giảm tỷ lệ thụ thai, giảm đáp ứng với hỗ trợ sinh sản. Khi mang thai nó cũng góp phần gây sẩy thai và biến chứng sau sinh”, Bs Thành cho biết thêm.

Khi có một cân nặng tiêu chuẩn, chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới cũng được giữ ổn định, tăng ham muốn của cả nam và nữ, khả năng thụ thai tự nhiên cũng từ đó mà tăng lên. Mặc dù, không phải tất cả các trường hợp béo phì cũng bị vô sinh nhưng nguy cơ vô sinh ở những bệnh nhân này sẽ cao hơn người bình thường. Vì vậy việc giảm cân và duy trì một vóc dáng hợp lý không chỉ giúp nâng cao thẩm mỹ mà cũng rất cần thiết đối với sức khỏe sinh sản của cả nam và nữ.

“Khi bạn đang trong tình trạng béo phì dù muốn có con hay không cũng nên giảm cân để có một sức khỏe tốt. Hãy giảm cân một cách lành mạnh, đừng sử dụng thuốc giảm cân không rõ nguồn gốc. Bạn nên tìm bác sĩ của mình để có một liệu trình giảm cân an toàn”, Bs Thành khuyên.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng