Bản tin sức khỏe Y học giới tính

Trong chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ, sẽ có những vấn đề mà họ luôn gặp phải. Vậy các bạn có biết đó là gì không? Bài viết này sẽ trả lời cho câu hỏi vừa rồi. Cùng Pk 4women tìm hiểu những triệu chứng khó chịu khi ra máu kinh nguyệt của nữ giới nhé

Nội dung

Cơn đau co thắt ở tử cung khi ra máu kinh nguyệt

triệu chứng khó chịu đau bụng kinh
trieu-chung-kho-chiu-khi-dau-bung-kinh

Trước hoặc trong kỳ kinh thường sẽ có các cơn chuột rút, chủ yếu là do kết quả của những thay đổi hoá học và hormone xảy ra quanh thời kỳ ra máu kinh nguyệt (cụ thể là tăng prostaglandin, làm giảm dòng máu đến tử cung và khiến tử cung co bóp tống máu ra ngoài). Khi bạn trẻ, kỳ kinh thường sẽ đau hơn và ra máu nhiều hơn. 

Có nhiều cách để giảm triệu chứng khó chịu co rút cơ. Các thuốc chống viêm không cần kê đơn như sodium naproxen hoặc ibuprofen, hoặc các thuốc giảm đau khác thường rất hiệu quả. Tắm bằng nước ấm, đồ uống nóng hoặc chườm ấm có thể giúp ích rất nhiều. Các bài tập giãn cơ, yoga, tự massage, châm cứu hoặc các bài tập khác cũng vậy. Canxi, Magie, vitamin E và K – các loại vitamin sử dụng hàng ngày có thể đem lại lợi ích đối với các cơn chuột rút và các triệu chứng khó chịu của kinh nguyệt. Có một số loại thức ăn có thể khiến các cơn chuột rút và các triệu chứng kinh nguyệt trở nên tồi tệ hơn, ví dụ như caffeine, thực phẩm chế biến sẵn, đường, muối, rượu và sản phẩm làm từ sữa. Tốt nhất là bạn nên ăn những bữa ăn lành mạnh, nhẹ nhàng khi đang trong kỳ kinh và tránh hoặc hạn chế thức ăn, đồ uống làm tăng co rút cơ, chướng bụng, khó tiêu, thậm chí ngay cả khi chúng là những thứ nhiều người thèm ăn nhất trước hoặc trong kỳ kinh. 

Triệu chứng khó chịu khi kinh nguyệt không đều đặn

Thường mất đến vài năm để chu kỳ kinh nguyệt trở nên đều đặn. Thời gian kéo dài của một chu kỳ kinh là khoảng 28 ngày – từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh này đến chu kỳ kinh kế tiếp – nhưng chu kỳ có thể dao động về cả 2 phía: một số người có chu kì khoảng 23 ngày, một số người khác thì khoảng 40 ngày. Một người không có chu kỳ kinh hoàn hảo 28 ngày không có nghĩa là chu kỳ kinh của họ không đều. Độ lệch chuẩn cho những chu kỳ kinh đều đặn là giữa 2-3 ngày. Một chu kỳ ra máu kinh nguyệt đều được định nghĩa là một người có chu kỳ kinh với số ngày tương tự nhau giữa các chu kì. Do đó, nếu một người có chu kỳ kinh là 26 ngày, 29 ngày và 27 ngày sẽ được coi là có chu kỳ kinh rất đều. Chu kỳ kinh không đều là trường hợp khoảng 26 ngày, 42 ngày và sau đó lại là 30 ngày. Nhiều người có chu kỳ kinh không đều chỉ vào một số thời điểm trong đời và một số người thì luôn luôn không đều. 

Trong vài năm đầu khi bắt đầu có kinh, thường chu kỳ sẽ dài hơn hoặc ngắn hơn so với lúc bạn già đi. Nếu mất kinh trong vài tháng hoặc nếu sau vài năm có kinh, kinh nguyệt vẫn không đều (thường rất trễ hoặc mất kinh) thì chế độ ăn và luyện tập thường là những nguyên nhân chính thường gặp. Không ăn uống đủ chất, rối loạn ăn uống, cơ thể ì trệ hoặc luyện tập thể dục quá mức có thể khiến cơ thể tổn thương, từ đó dẫn tới kinh nguyệt không đều. Những nỗi lo lắng, bao gồm cả nỗi sợ mang thai cũng có thể khiến kinh nguyệt không đều. Rất rõ ràng là nếu có nguy cơ mang thai và bị mất kinh, bạn cần phải thử thai ngay vì mang thai là một nguyên nhân gây mất kinh. Nếu bạn lo lắng về triệu chứng khó chịu chu kỳ kinh của mình vì bất kì lí do gì, hãy đến kiểm tra với bác sĩ.

Triệu chứng khó chịu tiền kinh nguyệt (PMS)

ra máu kinh nguyệt gây đau tức ngực
ra-mau-kinh-nguyet-gay-dau-tuc-nguc

Triệu chứng khó chịu phổ biến của PMS bao gồm mụn, chướng bụng, mệt mỏi, đau lưng, sưng phù toàn thân, đau ngực, đau đầu, táo bón hoặc tiêu chảy, thèm ăn, thay đổi tâm trạng, gắt gỏng, trầm cảm, khó tập trung hoặc dễ stress. Một số mức độ của hội chứng tiền kinh nguyệt là bình thường và có thể kiểm soát, mặc dù chúng khá là khó chịu. Nghỉ ngơi đủ và hoạt động nhẹ nhàng, giảm lượng đường và cafein tiêu thụ có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của PMS. Một số người sử dụng các thuốc chống đông như aspirin cũng hiệu quả với PMS và có thể làm giảm co rút cơ vào đầu kỳ kinh. Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy sự kết hợp giữa canxi và vitamin B có thể góp phần giảm nhẹ triệu chứng PMS. 

Gây ảnh hưởng nghiêm trọng

Nếu ra máu kỳ kinh nguyệt của bạn gây ra những tác động tiêu cực nặng nề như những cơn chuột rút liên tục và đau đớn, đau bụng kinh, ra máu kinh cực kỳ nhiều, ra máu âm đạo bất thường vào các thời điểm khác của chu kì, mụn nhiều, chán ăn, thay đổi tâm trạng hoặc trầm cảm nghiêm trọng, các triệu chứng PMS nặng nề hoặc nếu bạn không có kinh (vô kinh), hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Nhiều triệu chứng kinh nguyệt có thể thuyên giảm nếu được điều trị hoặc dùng thuốc đúng cách, một số triệu chứng có thể là hệ quả của các bệnh khác ví dụ như viêm nhiễm vùng chậu (PID) hoặc lạc nội mạc tử cung, cần phải chẩn đoán và điều trị nhanh chóng những bệnh này. Liệu pháp hormone để tránh thai hoặc một số dụng cụ tử cung có thể làm giảm nhẹ một số triệu chứng ở vài người. Để tìm ra phương pháp điều trị nào có hiệu quả với bạn, hãy tới gặp bác sĩ và kể các triệu chứng trên. Một số người cho rằng đây là những triệu chứng đi cùng với kỳ kinh, bạn sẽ phải chịu đựng chúng vì bạn có tử cung. Đây là một khẳng định hết sức vô nghĩa vì với bất kì cơn đau vật lý nào, thường sẽ có nguyên nhân có thể giải quyết bằng can thiệp y tế để bạn có thể cảm thấy dễ chịu hơn.

Các triệu chứng khó chịu khi ra máu kinh nguyệt đối với chị em phụ nữ nhiều khi nó rất phiền toái. Bởi vậy khi cảm thấy có biến chứng nặng, bạn cần phải đi thăm khám bác sĩ. PK 4women rất dày dặn kinh nghiệm về vấn đề này, nếu bạn có nhu cầu hãy liên hệ chúng tôi. 

 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng