Dr4women Blog Mẹ Bầu

Táo bón khi mang thai là nỗi ám ảnh lớn của mẹ bầu bởi nó gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ cũng như thai nhi.

Tại sao mẹ bầu thường thường bị táo bón?

ThS.BS Phan Chí Thành – Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo – Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, trong thực tế có hơn 40% bà bầu bị táo bón, đặc biệt là giai đoạn cuối thai kỳ.

Bác sĩ Thành cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này như:

– Trong quá trình mang thai, lượng hormone progesterone tăng lên để giúp làm mềm tử cung, tạo nhiều không gian để thai nhi phát triển. Nhưng đồng thời lượng progesterone tăng lên cũng làm giảm nhu động ruột khiến phân di chuyển chậm hơn, dẫn đến táo bón.

– Thai nhi phát triển ngày càng lớn hơn, chèn ép vào đại tràng làm phân di chuyển chậm hơn cũng gây táo bón.

– Quá trình mang thai, các mẹ bầu thường bổ sung thêm sắt và canxi, là những khoáng chất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Khi uống viên sắt hoặc canxi, cơ thể cần bổ sung một lượng lớn nước để hấp thu các khoáng chất này, nhưng không phải bà mẹ nào cũng uống đủ lượng nước cần thiết. Phần lớn nguyên nhân gây ra táo bón lại do sắt và canxi không được hấp thu hết vào cơ thể, lượng dư thừa phải thải ra ngoài và trở thành gánh nặng của hệ tiêu hóa, gia tăng nguy cơ táo bón.

– Ngoài ra, do thay đổi chế độ ăn uống ít chất xơ bổ sung quá nhiều thịt, một số loại sữa khó tiêu hóa cũng có thể là nguyên nhân gây táo bón, ít vận động, sự thay đổi cảm xúc thất thường hay những lo lắng trong quá trình mang thai… cũng là những lý do làm tăng khả năng mắc táo bón ở phụ nữ mang thai.

Tao Bon O Phu Nu Mang Thai(1)

Bà bầu bị táo bón có nguy hiểm không?

Vị bác sĩ cho hay, táo bón tuy không quá nghiêm trọng nhưng nó gây những khó chịu dai dẳng cho các mẹ bầu trong suốt 9 tháng 10 ngày của thai kỳ, thậm chí kéo dài cả sau khi sinh.

Bệnh táo bón không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần của các mẹ bầu mà còn khiến chị em luôn trong tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó chịu, mỏi mệt, chán ăn, ăn không tiêu, ợ hơi,… Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ khiến em bé không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết đồng thời làm tăng nguy cơ sảy thai như đã nói ở trên.

Bên cạnh đó, những chất độc hại tích tụ lâu trong ruột không được đào thải ra bên ngoài có thể ngấm vào máu, truyền đến thai nhi, gây hại cho em bé, khiến bé bị dị tật bẩm sinh, hoặc nguy hiểm hơn là thai chết lưu.

Về lâu dài, nếu tình trạng táo bón của chị em không được cải thiện thì rất dễ khiến mẹ bầu mắc phải các bệnh lý như trĩ, viêm đại tràng, ung thư đại tràng,… cùng nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Chính vì vậy, ngay khi có những triệu chứng của bệnh táo bón, chị em nên thay đổi thói quen ăn uống, xây dựng lối sống khoa học và vận động để hạn chế rủi ro cho cả mẹ và bé.    

“Táo bón và trĩ rất thường gặp trong quá trình mang thai. Mẹ bầu không nên chịu đựng tình trạng táo bón và cần trao đổi với bác sĩ để nhận được lời khuyên về thay đổi chế độ dinh dưỡng và sử dụng các thuốc nhuận tràng an toàn trong quá trình mang thai”, bác sĩ Thành nhấn mạnh.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng