Tâm sinh lý phụ nữ Tiền mãn kinh - Mãn Kinh

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 2 phụ nữ trên 85 tuổi sẽ có 1 người bị gãy xương và tương tự cứ 3 nam giới ở cùng độ tuổi có 1 người bị gãy xương. Ở Việt Nam, khoảng 20% phụ nữ Việt Nam trên 60 tuổi có triệu chứng loãng xương, vậy liệu rằng loãng xương có phải là dấu hiệu của tuổi già hay không? Cùng Phòng khám 4women.vip tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Nội dung

Loãng xương là gì?

Loãng xương là bệnh lý của hệ thống xương biểu hiện giảm tỉ trọng chất khoáng của xương kết hợp với sự hư biến cấu trúc xương làm cho xương trở nên xốp, giòn và yếu đến mức rất dễ gãy dù bị chấn thương rất nhẹ, thậm chí có thể gãy tự nhiên.

loang xuong la gi
Loãng xương là gì?

Xương là một mô sống nên luôn có quá trình đổi mới. Đổi mới xương do hai quá trình tạo xương và hủy xương tồn tại song song. Các tế bào hủy xương (hủy cốt bào) có vai trò hủy xương, các tế bào tạo xương (tạo cốt bào) có chức năng tạo mới xương thay thế cho phần xương bị hủy.

Ở trẻ em quá trình tạo xương mạnh hơn hủy xương làm cho xương phát triển. Ở tuổi thiếu niên xương phát triển nhanh, 18 – 20 tuổi ở nữ hoặc 20 – 25 tuổi đối với nam xương phát triển chậm lại. Ở người già quá trình hủy xương mạnh hơn tạo xương gây ra tình trạng loãng xương. Người già xương bị phân hủy nhanh hơn sự tạo thành, tỉ lệ cốt giao (thành phần hữu cơ) giảm, vì vậy xương người già xốp giòn, dễ gãy và nếu gãy thì liền xương rất chậm, không chắc chắn. Do đó, loãng xương thường gặp ở người cao tuổi, nhất là phụ nữ sau mãn kinh.

Ảnh hưởng của mãn kinh tới tình trạng loãng xương

Hormon sinh dục nữ estrogen có tác dụng ức chế hoạt động của tế bào hủy xương. Estrogen hoạt động như một chất bảo vệ tự nhiên và bảo vệ sức mạnh của xương.  Vào thời kỳ mãn kinh nồng độ estrogen giảm mạnh, làm tế bào hủy xương không bị ức chế và tăng hoạt động làm tăng quá trình hủy xương. Sự thiếu hụt estrogen góp phần vào sự phát triển của bệnh loãng xương. Loãng xương thường xuất hiện sau khi bước vào thời kỳ mãn kinh khoảng 3-4 năm.

Tuy sự sụt giảm estrogen là nguyên nhân chính gây ra tình trạng loãng xương nhưng không phải là nguyên nhân duy nhất. Ngoài ra, loãng xương còn xảy ra bởi các nguyên nhân khác như:

  • Tuổi tác: Đến khoảng 30 tuổi, quá trình tạo xương bắt đầu chậm lại, trong khi quá trình huỷ xương lại diễn ra nhanh hơn. Lâu dần nguyên nhân này làm mất dần khối lượng xương.
  • Hút thuốc: Hút thuốc đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ loãng xương. Hút thuốc khiến thời kỳ bắt đầu mãn kinh sớm hơn, nghĩa là xương có ít thời gian bảo vệ bởi estrogen .
  • Cấu trúc cơ thể: Phụ nữ nhỏ nhắn hoặc gầy có nguy cơ bị loãng xương cao hơn so với phụ nữ có thân hình to cao hơn. Vì phụ nữ gầy có tổng khối lượng xương ít hơn
  • Lịch sử gia đình: Nếu cha mẹ hoặc ông bà có tiền sử bị loãng xương hoặc bị gãy xương hông do một cú ngã nhẹ, bạn có thể có nhiều nguy cơ bị loãng xương hơn.

Nguy cơ của loãng xương tuổi mãn kinh

Khi bị loãng xương, khung xương rất yếu và giòn, có thể dễ gãy – đôi khi chỉ do hắt hơi hoặc cử động đột ngột. Điều trị loãng xương tập trung vào việc kích thích tạo ra khối lượng xương mới để chống lại sự mất xương nhanh chóng. Hiện nay, không có cách chữa trị dứt điểm bệnh loãng xương.

Gãy xương ở những bệnh nhân có xương yếu hoặc giòn có thể nguy hiểm đến tính mạng và rất tốn kém. 20%-40% bệnh nhân bị loãng xương có thể gãy xương hông, dẫn đến tử vong. Gãy xương hông cực kỳ đau đớn và suy nhược nghiêm trọng – tình trạng này còn nghiêm trọng hơn đối với người bị loãng xương. Vì khi xương giòn có nhiều khả năng bị vỡ thành các mảnh nhỏ thay vì vỡ thành một vài mảnh lớn.

Chất lượng cuộc sống giảm sút nghiêm trọng do các triệu chứng gãy xương, khiến sinh hoạt khó khăn, đặc biệt là bị mất khả năng độc lập. Ngoài gãy xương hông, Các đĩa đệm ở cột sống có thể xẹp xuống, ống cột sống có thể bị hẹp, chèn ép vào các dây thần kinh gây đau và tạo thành gù ở lưng trên.

Đối với người bị loãng xương, thời gian phục hồi cũng mất nhiều thời gian hơn.

Các biện pháp điều trị và dự phòng 

Với những nguy cơ nghiêm trọng của việc loãng xương thời kỳ mãn kinh, bạn nên làm mọi thứ trong khả năng của mình để bảo vệ bản thân khỏi loãng xương, để chất lượng cuộc sống của bạn luôn ở mức cao nhất có thể.

cac bien phap dieu tri va du phong loang xuong
Các biện pháp điều trị và dự phòng loãng xương

Với lời khuyên của các chuyên gia, thực hiện các dự phòng loãng xương cũng là 1 phần của lối sống lành mạnh bạn nên áp dụng:

  • Tăng cường vận động phù hợp với khả năng.
  • Uống calci (0,5-1,5g/ngày) và vitamin D, cần theo dõi nồng độ calci máu để tránh tăng calci máu gây lắng đọng calci ở các mô và sỏi ở các các quan.
  • Dùng nội tiết tố sau tuổi mãn kinh.
  • Chế độ ăn cần cung cấp đủ năng lượng và đủ chất canxi. (thực phẩm giàu canxi là tôm, cua, trứng, sữa…
  • Trong điều kiện có thể, mỗi ngày nên uống 1/4 lít sữa tươi hoặc 2 hộp sữa chua.

Lời kết

Loãng xương là một trong những biến chứng nghiêm trọng của mãn kinh. Việc dự phòng, tầm soát điều trị loãng xương rất cần thiết đối với phụ nữ. Hãy thực hiện kiểm tra sức khoẻ định kỳ và thực hiện lối sống hợp lý từ khi còn trẻ để hạn chế tình trạng loãng xương!

4women Clinic được thành lập Bác sỹ Phan Chí Thành, Chánh Văn Phòng TT Đào tạo, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Phòng khám có đội ngũ bác sỹ công tác tại Bệnh viện Phụ sản TW, trình độ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, vô sinh, y học tình dục và cùng hệ thống máy siêu âm Voluson E10 tối tân, giúp chẩn đoán trước sinh chính xác nhất.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng