Tiền mãn kinh - Mãn Kinh

Sự thay đổi về nội tiết tố trong giai đoạn mãn kinh có tác động rất lớn đến hệ tiêu hóa của người phụ nữ.

Chị Nhật Lệ, 46 tuổi (Nam Từ Liêm – Hà Nội) đang kinh doanh tự do. Hằng ngày chị vẫn ăn uống điều độ và duy trì thói quen tập thể dục. Nhưng 2 tháng trở lại đây chị gặp các triệu chứng của tiền mãn kinh như nóng bừng đột ngột, khô rát miệng và đặt biệt là táo bón. 

“Tôi rất hay bị đầy hơi và 3-4 ngày mới đi nặng được. Lúc đi vệ sinh rất khó khăn, nhiều lúc phải ngồi trong nhà vệ sinh gần cả tiếng đồng hồ”, chị Lệ tâm sự.

Với trường hợp của chị Lệ, Ths.Bs.Phan Chí Thành – Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến Bệnh viện Phụ sản TW cho biết, đây là vấn đề mà nhiều chị em ở tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh hay gặp phải. 

Vì sao phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh thường xuyên bị táo bón?

         Theo Bs Thành, vai trò của nội tiết tố rất quan trọng với các cơ quan trong cơ thể người phụ nữ. Ở tuổi ngoài 40 cũng là lúc chị em có sự suy giảm estrogen và progesteron, sự thay đổi này gây nhiều tác động lên sức khỏe trong đó có bệnh táo bón.

       

Táo bón
Phụ nữ tiền mãn kinh dễ bị táo bón

“Cụ thể estrogen giúp chị em điều chỉnh nồng độ cortisol (đây là một loại hormone gây căng thẳng). Khi phụ nữ bắt đầu mãn kinh, thì hormone estrogen sụt giảm từ đó không thể điều chỉnh cortisol. Vì vậy nồng độ cortisol tăng lên trong cơ thể sẽ làm chậm đi quá trình tiêu hóa và giảm chuyển động ruột kết gây nên chứng táo bón. Bên cạnh đó các cơ ở sàn chậu giảm trương lực cơ do sự thay đổi của estrogen. Khi cơ sàn chậu suy yếu gây khó khăn trong việc đi vệ sinh. Điều này càng nặng hơn khi người bệnh mắc chứng căng thẳng mãn tính”, Bs Thành chia sẻ.

        

         Chuyên gia Phan Chí Thành phân tích, ngoài estrogen thì progesterone cũng tác động rất lớn đến hệ tiêu hóa của chị em. Hormone progesterone giảm sẽ cản trở quá trình đẩy phân ra ngoài, khiến phân lưu lại trong ruột kết lâu hơn. Khi phân ở trong đại tràng càng lâu thì sẽ càng khô, điều này làm cho phân khô chứng, khó đi ra ngoài.

         Bên cạnh đó, việc hạn chế tập thể dục cũng gây nên táo bón, bởi thể dục giúp điều hòa hệ tiêu hóa chúng ta. Ngoài ra phụ nữ thường xuyên bổ sung sắt, uống thuốc điều trị bệnh tuyến giáp, trầm cảm… có nguy cơ bị táo bóng cao hơn người bình thường.

 

Làm sao để hạn chế tình trạng này?

Ths.Bs.Phan Chí Thành - Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến Bệnh viện Phụ sản TW
Ths.Bs.Phan Chí Thành – Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến Bệnh viện Phụ sản TW

Chứng táo bón sẽ gây ra nhiều phiền toái cho chị em, vì vậy cần có những giải pháp phù hợp để thay đổi. Bs Thành đã chỉ ra một số cách sau để hạn chế chứng bệnh này:

  •         Chế độ ăn uống: Nên bổ sung nhiều rau xanh, củ, quả để tăng cường chất xơ
  •         Tập thể dục: luyện tập thể dục thường xuyên sẽ giúp hệ tiêu hóa vận hành tốt hơn
  •         Cung cấp nước: Uống đủ nước, trung bình từ 1,5 – 2 lít/1 ngày và chị em nên hạn chế các loại nước ngọt có chất kích thích vừa an toàn cho hệ tiêu hoá vừa bảo vệ sức khỏe

“Vai trò của nội tiết tố rất quan trọng, sự thay đổi của nó sẽ có tác động tiêu cực đến sức khỏe của chị em. Vì thế khi bước vào mãn kinh, chúng ta nên gặp bác sĩ phụ sản để kiểm tra và đo nồng độ hormone. Từ đó sẽ tìm ra giải pháp duy trì nội tiết vì hợp, nhằm hạn chế các bệnh như táo bón, tim mạch, đột quỵ…”, Bs Thành khuyên.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng