Bản tin sức khỏe

Đau khi giao hợp hay dyspareunia là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ đi khám sản khoa hàng đầu. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề khiến các nhà lâm sàng gặp khó khăn trong cả việc chẩn đoán lẫn điều trị. Nhưng đây không phải là một bệnh nan y không có cách giải quyết. 

1. Điều trị bằng thuốc 

Điều trị chứng đau khi quan hệ phụ thuộc vào nguyên nhân và các yếu tố nguyên nhân, nói chung, đây là phương pháp điều trị cá nhân hóa. Và việc điều trị sẽ bao gồm 2 phần chính là điều trị nguyên nhân và điều trị triệu chứng. 

Nếu nguyên nhân ban đầu dẫn tới chứng đau của bạn là do tình trạng viêm và nhiễm trùng, bác sĩ có thể điều trị bằng các thuốc: 

  • Kháng sinh 
  • Kháng nấm 
  • Corticoid đường toàn thân hay tại chỗ để giảm ngứa 

Điều trị kháng sinh hay thuốc kháng nấm dài ngày có thể gây ra khô âm đạo, khi đó các bác sĩ sẽ cân nhắc đổi thuốc, sử dụng những thuốc thay thế để bảo tồn chức năng bôi trơn của âm đạo đồng thời giảm đau. 

Nồng độ estrogen giảm trong tiền mãn kinh có thể gây ra đau khi quan hệ. Những thuốc bôi, thuốc đặt hay vòng nội tiết có thể cải thiện tình trạng này bằng cách cung cấp lượng nhỏ và liên tục estrogen cho niêm mạc âm đạo. 

Một loại thuốc không chứa estrogen tên là ospemifene (Osphena) có hoạt tính lên mô âm đạo giống như estrogen. Đây là một phương pháp điều trị hiệu quả giúp nuôi dưỡng và giảm nguy cơ tổn thương cho âm đạo. Từ đó, làm giảm tình trạng đau khi quan hệ. 

2. Điều trị không dùng thuốc 

Những phương pháp không dùng thuốc dưới đây cũng có thể giảm đáng kể triệu chứng đau khi quan hệ: 

  • Sử dụng gel bôi trơn gốc nước 
  • Quan hệ khi cả bạn và bạn đời trong trạng thái thực sự thả lỏng 
  • Nói chuyện một cách cởi mở với bạn đời về vấn đề đau của bạn 
  • Đi tiểu hết trước khi quan hệ 
  • Tắm nước ấm trước khi quan hệ 
  • Có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn trước khi quan hệ tình dục 
  • Chườm lạnh vùng âm hộ để giảm cảm giác đau rát sau khi quan hệ 

3. Những liệu pháp thay thế 

Các bác sĩ có thể khuyến khích bạn trải nghiệm những trị liệu tâm lý tình dục bao gồm liệu pháp giải phẫu mẫn cảm hay liệu pháp tình dục. Trong liệu pháp giải mẫn cảm, bạn sẽ được học kĩ thuật thư giãn âm đạo hiệu quả như bài tập Kegel để giảm đau. 

Trong liệu pháp tình dục, bạn có thể học được cách tái thiết lập sự thân mật và củng cố giao tiếp hiệu quả với bạn đời. 

4. Phòng ngừa chứng đau khi quan hệ 

Không có biện pháp dự phòng đặc hiệu nào với chứng đau khi quan hệ cả. Nhưng bạn có thể áp dụng những biện pháp sau đây để giảm thiểu nguy cơ: 

  • Đợi khoảng 6 tuần sau sinh rồi mới thực sự quan hệ tình dục 
  • Sử dụng gel bôi trơn gốc nước khi thấy âm đạo bị khô 
  • Vệ sinh cá nhân hợp lý 
  • Đi khám định kì 
  • Phòng ngừa những bệnh lây truyền qua đường tình dục bằng cách sử dụng bao cao su 
  • Đảm bảo bôi trơn tự nhiên đủ đầy bằng cách kích thích trước quan hệ đủ lâu 

Dr4women

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng