Dr4women Blog Tiền mãn kinh - Mãn Kinh

Chứng rậm lông là một thuật ngữ y học để chỉ tình trạng phụ nữ mọc lông ở những vị trí không mong muốn như đàn ông. Nó dẫn đến lông mọc trên các bộ phận cơ thể như mặt, ngực và lưng. Nhiều chị em phụ nữ bị rậm lông trên mặt trong thời kỳ mãn kinh – đặc biệt là ở cằm, môi trên và má.

Đối với một số phụ nữ, lông mịn hoặc lông tơ có thể xuất hiện trên các vùng da lớn trên khuôn mặt. Những phụ nữ khác có thể có những sợi lông sẫm màu, mọc nhanh, cuộn tròn ở cằm hoặc má. Trong một số trường hợp, lông mặt có thể mọc giống như một bộ ria mép mờ nhạt.
Một lần nữa, lý do có thể liên quan đến sự thay đổi hormone. Ở tuổi dậy thì, buồng trứng bắt đầu sản xuất hỗn hợp hormone sinh dục nữ và nam. Đây là nguyên nhân khiến lông mọc nhiều ở nách và vùng mu của bạn. Chứng rậm lông có thể xuất hiện nếu hỗn hợp hormone trở nên mất cân bằng với tỷ lệ các hormone sinh dục nam (androgen) cao hơn. Điều này thường xảy ra trong thời kỳ mãn kinh, khi tỷ lệ giữa estrogen và androgen thay đổi.

Một số thay đổi về lông, tóc cũng có thể là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên và không liên quan đến nội tiết tố. Các bác sĩ có thể giúp bạn hiểu thêm về các lựa chọn khác nhau để kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng cụ thể.

Các biện pháp xử lý những vị trí lông rậm rạp của cơ thể bao gồm:

Tẩy trắng lông: Thay vì tẩy lông, bạn có thể lựa chọn sử dụng thuốc tẩy trắng để làm cho lông bớt lộ rõ. Một vài loại thuốc tẩy có thể gây kích ứng da cho một số phụ nữ, vì vậy hãy nhớ thử nghiệm thuốc trên một vùng da nhỏ trước khi sử dụng.

Nhổ lông bằng nhíp: Mặc dù nhổ là một phương pháp tốt để loại bỏ một vài sợi lông lạc chỗ nhưng lại không thực tế lắm khi áp dụng để loại bỏ những vùng lông lớn.

Cạo: Cạo là 1 cách nhanh chóng và không tốn kém, nhưng cần phải lặp lại thường xuyên vì cạo chỉ loại bỏ sợi lông trên bề mặt da của bạn, vẫn còn các nang lông ở phía dưới sẽ tiếp tục phát triển.

Thuốc rụng lông: Các chế phẩm này thường ở dạng gel, nước thơm và kem để thoa lên da. Chúng hoạt động bằng cách phá vỡ cấu trúc protein của sợi tóc. Bạn nên thử trên 1 diện tích da nhỏ trước khi quyết định thật sự sử dụng chúng để tránh những phản ứng kích ứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Miếng dán tẩy lông: Tẩy lông bằng miếng dán (waxing) trên vùng lông mọc bất thường là một phương pháp khá phổ biến. Khi miếng dán cứng lại, hãy bóc ra theo hướng ngược lại hướng mọc của lông. Waxing loại bỏ lông trên diện rộng một cách nhanh chóng, nhưng nó có thể châm chích tạm thời và đôi khi gây kích ứng da và mẩn đỏ.

Dùng laser: Trong phương pháp này, một chùm tia laser đi qua da đến từng nang lông riêng lẻ. Nhiệt độ mạnh của tia laser se làm tổn thương các nang lông, ức chế sự phát triển của lông trong tương lai. Tuy nhiên, nó không đảm bảo được hiệu quả triệt lông vĩnh viễn. Thường phải điều trị nhiều lần và cũng có thể cần điều trị bảo dưỡng định kỳ. Tẩy lông bằng laser hiệu quả nhất đối với những người có làn da sáng và lông sẫm màu.

Điện phân: Phương pháp điều trị này bao gồm việc đưa một cây kim siêu nhỏ vào từng nang lông. Kim phát ra một dòng điện để làm tổn thương và cuối cùng phá hủy nang lông. Điện phân là một thủ thuật tẩy lông hiệu quả, nhưng có thể gây ra cảm giác khá đau đớn. Thoa kem gây tê lên da trước khi điều trị có thể làm giảm tình trạng khó chịu này.

Dùng thuốc kháng androgen:. Những loại thuốc này ngăn chặn các hormone sinh dục gắn vào các thụ thể của chúng trong cơ thể bạn. Thuốc kháng androgen phổ biến nhất để ngừa mọc lông tóc là spironolactone (Aldactone).

Sử dụng kem bôi da: Eflornithine (Vaniqa) là một loại kem kê đơn dành riêng cho tình trạng lông mặt quá nhiều ở phụ nữ. Nó được thoa trực tiếp lên vùng da mặt bị ảnh hưởng và giúp làm chậm quá trình mọc lông mới, nhưng không làm mất đi phần lông đã có.

Bs Phan Chí Thành: Chánh VP TT Đào tạo BV Phụ sản TƯ

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng