Dr4women Blog Nội soi buồng tử cung

Nhằm hạn chế dính buồng tử cung tái phát sau phẫu thuật, rất nhiều phương pháp điều trị được đưa ra và chia thành hai nhóm chính là các phương pháp sử dụng rào chắn vật lý giữa hai thành tử cung chưa hồi phục sau phẫu thuật và các phương pháp thúc đẩy quá trình tái tạo biểu mô sớm bề mặt diện tách dính. 

Các phương pháp sử dung hàng rào vật lý gồm có dụng cụ tử cung, đặt bóng buồng tử cung, và màng chắng sinh học tự phân hủy. Các phương pháp tác động lên sự phát triển của nội mạc tử cung gồm có liệu pháp Oestrogen liều cao và cấy màng ối. 

Tuy nhiên dù áp dụng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng tỷ lệ thất bại tái dính buồng tử cung sau phẫu thuật cắt dính là rất cao. Hiện nay chỉ có kỹ thuật soi buồng tử cung kiểm tra lại  sau phẫu thuật cắt dính 1 tháng để loại bỏ các dải dính mới hình thành là chứng minh ưu điểm vượt trội trong việc dự phòng tái dính.

Nội dung

1. Dụng cụ tử cung

Đặt dụng cụ tử cung sau phẫu thuật tách dính được khá nhiều phẫu thuật viên lựa chọn để ngăn ngừa dính buồng tử cung tái phát. Dụng cụ tử cung phổ biến ở việt nam thường chỉ có vòng nội tiết Myrena giải phóng progesteron hình chữ T và vòng đồng cũng hình chữ T, mỗi cạnh nhỏ như que tăm. Do đó diện tích bề mặt rất nhỏ và nguy cơ gây viêm mạn tính niêm mạc tử cung nên khả năng ngăn cách chống tái tạo dải dính sau phẫu thuật cắt dính buồng tử cung rất hạn chế. 

Một số loại dụng cụ tử cung khác kích thước lớn hơn như vòng Lippes, vòng hình chân vịt, vòng hình bướm tuy kích thước lớn hơn vòng chữ T nhưng cũng không được sử dụng phổ biến do không có sẵn tại các cơ sở y tế, và hiệu quả chống tái dính buồng tử cung cũng rất hạn chế.

2. Đặt bóng buồng tử cung

Đặt bóng buồng tử cung giúp tạo ra một hàng rào vật lý giữa các thành tử cung, từ đó ngăn cản sự phát triển của các dải dính mới sau phẫu thuật cắt dính. Dụng cụ thường được sử dụng là sonde Foley, bơm căng với 3-10ml nước muối sinh lý, có thể lưu trong buồng tử cung 1 vài ngày. 

Việc đặt bóng rồi bơm căng lên cũng giúp 2 thành tử cung tách nhau ra do đó những dải dính mỏng, hoặc mới hình thành thường dễ dàng tách ra dưới áp lực của bóng. Tuy nhiên bản thân bóng hình tròn còn buồng tử cung hình tam giác, do đó bóng cũng thường chỉ có tác dụng nong tách lớn nhất ở trung tâm buồng tử cung, 2 góc 2 bên sừng tử cung thường rất khó tách dính bằng bóng. 

Do đó ứng dụng đặt bóng vào trong buồng tử cung để tách dính cũng có nhiều hạn chế, thường chỉ được sử dụng đặt bóng sau phẫu thuật để dự phòng tái dính. Tuy nhiên thời gian đặt bóng thường không kéo dài nên việc dự phòng tái dính bằng đặt bóng cũng không mấy hiệu quả. 

Hơn nữa khi đặt bóng vào trong buồng tử cung sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ngược dòng từ môi trường âm đạo, giảm dòng máu nuôi dưỡng đến các thành tử cung do áp lực quá mức của bóng, có thể ảnh hưởng đến tái tạo nội mạc tử cung. Đặt bóng vào buồng tử cung cũng gây đau và rất khó chịu cho bệnh nhân. Đã có một trường hợp vỡ tử cung tự phát được ghi nhận sau khi đặt bóng buồng tử cung sau phẫu thuật tách dính.

Bơm Bóng
Đặt bóng vào buồng tử cung có thể gây đau và khó chịu cho bệnh nhân

3. Gel chống dính hyaluronic acid

Axit hyaluronic dạng gel hoặc dạng màng thường được quảng cáo là một trong những biện pháp dự phòng giúp ngăn ngừa dính buồng tử cung tái phát sau phẫu thuật tách dính. 

Về nguyên lý thì axit hyaluronic liên kết với carboxymethyl cellulose là một chất chống kết dính được sử dụng rộng rãi nhằm hạn chế tái tạo dải dính sau phẫu thuật với hiệu quả kéo dài lên tới 7 ngày. Tuy nhiên, vẫn chưa có đủ bằng chứng y học cho thấy gel chống dính giúp cải thiện tỷ lệ sinh con sống hoặc tỷ lệ thụ thai khi sử dụng màng chắn sinh học sau phẫu thuật soi buồng tử cung cắt dính.

4. Liệu pháp bổ sung nội tiết estrogen

Việc sử dụng liệu pháp bổ sung estrogen trong điều trị hội chứng Asherman dính buồng tử cung đã bắt đầu từ những năm 1960. Về cơ chế estrogen kích thích sự phát triển của các tế bào mô đệm cũng như lớp biểu mô nội mạc tử cung, do đó việc sử dụng Oestrogen ngoại sinh liều cao sau phẫu thuật tách dính sẽ giúp cho sự tái biểu mô sớm, từ đó hạn chế sự hình thành các dải dính mới. 

Một số nghiên cứu khi sử dụng estrogen sau các thủ thuật nạo hút buồng tử cung thì có cho thấy niêm mạc tử cung dầy lên hơn ở nhóm sử dụng estrogen. Tuy nhiên chưa có các bằng chứng tin cậy cho thấy hiệu quả thực sự của estrogen  đối với việc ngăn ngừa dính buồng tử cung tái phát sau phẫu thuật cắt dính buồng tử cung.

5. Soi buồng tử cung vi phẫu kiểm soát sau phẫu thuật tách dính

Kỹ thuật này được sử dụng để kiểm soát và đồng thời loại bỏ các dải dính mới hình thành tại thời điểm hai tuần đến 1 tháng sau phẫu thuật tách dính ở những bệnh nhân dính buồng tử cung. Bệnh nhân sẽ được kiểm tra lại sau đó từ một đến ba tuần cho tới khi không còn phát hiện các dải dính tái phát. Nếu sử dụng kỹ thuật soi buồng tử cung vi phẫu thì không cần nong cổ tử cung, không gây đau cho bệnh nhân nên không cần gây mê toàn thân để giảm đau

Các nghiên cứu cho thấy khi ứng dụng soi buồng tử cung vi phẫu xử trí phẫu thuật cắt dính buồng tử cung thì cho hiệu quả rất tốt, với trên 92% bệnh nhân phục hồi hoàn toàn và không bị tái phát. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là bệnh nhân phải trải qua nhiều lần thực hiện thủ thuật. 

Với những bệnh nhân dính buồng nặng, số lần cân thiệp soi buồng phẫu thuật cắt dính  trung bình là ba lần và đã có những bệnh nhân có thể cần phẫu thuật tới mười lần. Trong đó có tới 30% bệnh nhân có thể mang thai tới đủ tháng và sinh con khỏe mạnh.

Screenshot 2022 07 26 002014
Soi buồng tử cung vi phẫu kiểm soát sau phẫu thuật giúp kiểm soát và đồng thời loại bỏ các dải dính mới hình thành

Soi buồng tử cung kiểm tra lại sau các phẫu thuật hay can thiệp vào buồng tử cung có vai trò rất quan trọng giúp dự phòng và có thể xử trí ngay các dải dính mới hình thành. Do đó nếu các bạn nghi ngờ dính buồng hoặc tái dính lại sau các can thiệp vào buồng tử cung, hãy liên hệ với Phòng khám 4women clinic và bác sỹ Phan Chí Thành để được tư vấn xử trí triệt để.

Bs Phan Chí Thành. Chánh Văn Phòng TT Đào tạo BV Phụ sản TW.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng