Dr4women Blog Tiền mãn kinh - Mãn Kinh

Thưa bác sĩ, năm nay tôi mới 45 tuổi và dạo gần đây tôi cảm giác mắt mình bị khô, sạn và đau nhức. Tôi đã sử dụng nhiều loại thuốc nhỏ mắt không kê đơn, nhưng không có thuốc nào đem lại hiệu quả trong thời gian dài. Tôi đang bị bệnh gì và nên điều trị thế nào ạ?

Độc giả M.T (nữ, 45 tuổi)

Theo Ths.BS Phan Chí Thành – Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến (Bệnh viện Phụ sản Trung ương) cho biết, khi bạn già đi, chứng khô mắt có thể ngày càng trở nên khó chịu, thậm chí gây đau đớn và suy nhược cho mắt. Nhiều năm về trước, các bác sĩ nhãn khoa thường có xu hướng gạt đi những lời than phiền của bệnh nhân về chứng khô mắt mà cho rằng không cần bận tâm quá nhiều về bệnh này. Tuy nhiên, ngày nay, các bác sĩ đều biết rằng hội chứng khô mắt có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm mãn tính, tăng nguy cơ nhiễm trùng, nhìn mờ, sẹo, và thậm chí gặp gây tổn thương giác mạc hoặc mất thị lực.

Ths.BS Phan Chí Thành – Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo (Bệnh viện Phụ sản Trung ương)

Phổ biến hơn là, những vấn đề về mắt này gây trở ngại cho cuộc sống hàng ngày, khiến chị em phụ nữ gặp khó khăn hơn khi đọc sách, lái xe ô tô, đeo kính áp tròng, làm việc trước màn hình máy tính hoặc thậm chí đi ra ngoài dưới ánh sáng mặt trời. Cảm giác khó chịu thường trở nên tồi tệ hơn ngày qua ngày.

“Mắt cảm giác có sạn hoặc có cát là khi bạn không tiết đủ nước mắt hoặc khi nước mắt bay hơi quá nhanh. Đôi khi điều này xảy ra vì các thành phần trong nước mắt của chị em phụ nữ đã thay đổi. Khi đến tuổi mãn kinh, những rối loạn chức năng hoặc các bệnh lý sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nước mắt làm đôi mắt ít được làm ẩm, khử trùng, bảo vệ và bôi trơn một cách thoải mái như trước đây. Nước mắt cũng chứa kháng thể. Khi lượng nước mắt giảm xuống, đôi mắt cũng sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn”, Ths.BS Thành chia sẻ.

 

Hội chứng khô mắt có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng

“Có rất nhiều bằng chứng cho thấy chứng khô mắt có liên quan đến sự dao động của nồng độ hormone, đặc biệt là androgen, hormone ảnh hưởng đến việc sản xuất các lớp nước và dầu trong nước mắt; và khi điều đó xảy ra, đôi mắt của bạn cũng dễ bị viêm hơn. Trong khoảng 10% tổng số các trường hợp, chứng khô mắt mãn tính cũng có liên quan đến các bệnh tự miễn. Khô mắt cũng có thể đi kèm với bệnh tiểu đường, bệnh Parkinson và bệnh tuyến giáp. Bạn nên trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ của bạn về các loại thuốc bạn đang dùng. Thuốc kháng histamine, thuốc trị ngạt mũi, thuốc lợi tiểu và thuốc chống trầm cảm có thể góp phần gây ra chứng khô mắt”, BS Thành cho biết thêm.

Thông thường, bác sĩ sẽ theo dõi quá trình bài xuất nước mắt của bạn, đo độ dày và thành phần hoá học của nước mắt. Các trường hợp nghiêm trọng hơn có thể cần đến các phương pháp điều trị ban đêm được thiết kế để bôi trơn mắt khi bạn ngủ. Phẫu thuật thu hẹp ống dẫn lệ bằng silicon có thể đem lại nhiều lợi ích, trong đó một dụng cụ bằng silicon (Punctal) sẽ bịt lại phần đầu của tuyến lệ, giữ cho nước mắt ở lại lâu hơn trên nhãn cầu. Tùy thuộc vào nhu cầu của bạn, bác sĩ có thể lựa chọn chèn một nút collagen tạm thời (có thể phân hủy) hoặc một nút silicon vĩnh viễn.

Trong khi hầu hết các phương pháp điều trị được thiết kế để làm giảm nhẹ các triệu chứng, một loại thuốc đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ phê duyệt để điều trị nguyên nhân cơ bản của bệnh khô mắt, gọi là Restasis (nhũ tương nhỏ mắt cyclosporin 0.05%), thuốc phải mua theo đơn và được sử dụng để giảm viêm trên bề mặt mắt. Phải mất ít nhất một tháng để thuốc Restasis phát huy công dụng, vì vậy hãy tiếp tục sử dụng nước mắt nhân tạo cho đến khi bạn bắt đầu cảm nhận được sự khác biệt.

Restasis điều trị bệnh khô mắt
Restasis là thuốc kê đơn dùng để điều trị bệnh khô mắt

Tuy nhiên, theo bác sĩ Phan Chí Thành, tốt nhất là các chị em nên trao đổi với các bác sĩ nhãn khoa để tiến hành một số xét nghiệm để xác định chính xác lý do tại sao mắt bị khô và có phương hướng điều trị tốt nhất.

Bs Phan Chí Thành: Chánh VP TT Đào tạo BV Phụ sản TƯ

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng