Mẹ Bầu

Hầu hết các mẹ bầu đều gặp tình trạng đau bụng dưới khi mang thai trong thai kỳ. Vậy nguyên nhân do đâu? Có nguy hiểm cho mẹ và bé không? Các mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ lý do gây ra tình trạng trên và đưa ra cách xử lý phù hợp nhất nhé!

Nội dung

Đau bụng dưới khi mang thai ở mẹ bầu là như thế nào?

Thông thường, hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai bắt đầu diễn ra vào cuối tam cá nguyệt thứ hai và cảm giác giống như đau bụng kinh. Tuy nhiên, một số thai phụ lại bị đau bụng dưới khá sớm ngay từ tuần thứ 12 thai kỳ hoặc sớm hơn. Nguyên nhân gây ra hiện tượng trên cũng khá đa dạng.

dau bung duoi o me bau la nhu the nao
Đau bụng dưới ở mẹ bầu là như thế nào?

13 nguyên nhân có thể gây ra đau bụng dưới ở mẹ bầu

Đau bụng dưới trong thời kỳ đầu mang thai

Sau khi thụ thai, thai sẽ nhanh chóng di chuyển vào tử cung và làm tổ. Quá trình này sẽ khiến mẹ bầu có cảm giác đau lâm râm bụng dưới. Nguyên nhân chính là do thai đã bắt đầu vào tử cung và làm tổ trong buồng tử cung. Lúc này, bạn không cần quá lo lắng bởi vì tình trạng này chỉ xuất hiện trong khoảng 2 – 3 ngày rồi dần dần biến mất.

Bà bầu bị đau bụng dưới do dãn dây chằng

Khi thai nhi phát triển, kích thước tử cung cũng tăng lên khiến cho hệ thống dây chằng của các mẹ căng dãn. Cơn đau khởi phát khi thai phụ đột ngột thay đổi vị trí như lúc trở dậy khỏi giường, đứng lên từ một chiếc ghế hoặc khi ho hay lúc bước ra khỏi bồn tắm. Quá trình này khiến cho bụng của các mẹ bầu luôn trong tình trạng đau tức khó chịu, nhất là trong những tháng đầu và tháng giữa của cuối thai kỳ.

Bà bầu bị đau bụng dưới do táo bón

Các hormone tiết ra khi mang thai khiến cho hệ thống tiêu hóa của mẹ gặp vấn đề. Loại hormone này khiến cho hoạt động của hệ tiêu hóa trở nên chậm chạp hơn, với mục đích giúp cơ thể của các mẹ có thể hấp thụ dinh dưỡng một cách đầy đủ. Đồng thời sự gia tăng kích thước tại tử cung là nguyên nhân dẫn tới việc trực tràng bị chèn ép và hoạt động thiếu hiệu quả. Từ đó dễ gây ra tình trạng táo bón. Táo bón kéo dài có thể gây ra hiện tượng đau tức ở bụng dưới.

Bị đầy bụng, khó tiêu

Điều này xảy ra khi áp lực tử cung và sự thay đổi hormone khi mang thai khiến cho quá trình dạ dày tiêu hóa gặp gián đoạn khiến cho mẹ bầu bị đầy bụng, khó tiêu hóa.

Chế độ ăn uống không hợp lý

Khi mang thai đặc biệt 3 tháng đầu các mẹ sẽ có tình trạng ốm nghén nên chế độ ăn uống không hợp lý gây ra đau bụng dưới khi mang thai. Ngoài chế độ dinh dưỡng, khi mang thai nồng độ progesterone cao làm giảm nhu động ruột. Bên cạnh đó thai nhi lên khiến cho áp lực của tử cung lên thành ruột tăng. Tất cả những yếu tố này khiến cho quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn hơn gây ra đau bụng dưới ở mẹ bầu. 

Em bé đạp mẹ

Một trong những hiện tượng người phụ não cũng gặp phải khi mang thai đó là thai nhi trong bụng đạp. Đây là một hiện tượng bình thường, chúng là dấu hiệu cho thấy em bé đang phát triển rất tốt. Cha mẹ rất hào hứng cảm nhận em bé đang đạp trong bụng người phụ nữ. Tuy nhiên, khi thai nhi bắt đầu đạp mạnh, thành bụng của thai phụ dần trở nên căng cứng hơn so với bình thường. Đồng thời, họ sẽ cảm thấy đau vùng bụng dưới.

Mang thai ngoài tử cung

Hiện tượng đau bụng dưới cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề thai ngoài tử cung, là tình trạng thai không làm tổ trong tử cung mà nằm ở bên ngoài. Đây là một trong những vấn đề sản khoa hết sức nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa tính mạng cả mẹ lẫn con. Vì thế, mẹ bầu nên phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe nhằm sớm phát hiện và kịp thời ứng phó với những tình huống bất lợi.

Xem thêm: đau lưng thai kỳ

Tiền sản giật

Tiền sản giật là tình trạng bệnh vô cùng nguy hiểm thường xảy ra ở tuần thứ 20 trở lên của thai kỳ, khoảng 5-8% số thai phụ có khả năng gặp hiện tượng tiền sản giật. Chứng bệnh này có thể gây ra những cơn co giật và gây đột quỵ, tử vong cho mẹ bầu. Các dấu hiệu sớm của tiền sản giật chỉ có thể được phát hiện tại bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa bằng cách đo huyết áp, xét nghiệm nồng độ protein trong nước tiểu.

Tuy nhiên, mẹ bầu cũng có thể nhận biết được một số dấu hiệu lâm sàng của hiện tượng này:

  • Chân sưng phù quá mức
  • Tăng cân đột ngột
  • Đau đầu
  • Đau bụng dưới
  • Đau lưng
  • Tăng cân đột ngột
  • Buồn nôn, nôn
  • Rối loạn thị giác, lo lắng nhiều 

Sảy thai

Sảy thai gây đau tức bụng dưới, đau lưng, áp lực vùng chậu, sút cân, dịch âm đạo màu trắng hồng, xuất hiện các cơn co tử cung với tần suất 5-20 phút/lần, ra máu đỏ hoặc nâu đỏ liên tục trong nhiều giờ hay thậm chí là vài ngày… Khi gặp những hiện tượng này, mẹ bầu cần lập tức đến gặp bác sĩ.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Những cơn đau bụng dưới cuối thai kỳ có thể là dấu hiệu mẹ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Các dấu hiệu đi kèm thường gặp: cảm thấy đau nóng rát mỗi khi đi vệ sinh, nước tiểu có mùi lạ hoặc có máu… 

Cơn gò chuyển dạ Braxton Hicks

Bước sang tuần 30 của thai kỳ, các mẹ sẽ gặp phải những cơn đau này. Cơn gò Braxton Hicks thường kéo dài từ 30 giây đến 1 phút khiến các mẹ bầu cảm thấy tức bụng khó chịu.

Nếu cơn đau trở nên thường xuyên hơn khoảng 4 lần 1 giờ kèm theo triệu chứng đau lưng thì các mẹ nên đến cơ sở y tế gần nhất.

Bong nhau thai non

Bong nhau thai non gây đau bụng dưới khi mang thai những tháng cuối, đồng thời dịch âm đạo tiết ra nhiều, có thể xuất hiện máu đỏ hoặc màu đen. Thực tế, số người gặp phải tình trạng này rất hiếm, song bạn nên cẩn thận nếu có những triệu chứng kể trên. 

Ngoài ra, trong những ngày gần sinh, người phụ nữ có thể gặp hiện tượng này, đó là dấu hiệu thông báo bạn sắp được đón em bé chào đời. Vì thế, hãy chuẩn bị đồ đạc để sẵn sàng chào đón bé nhé!

Sinh non

Mẹ bầu sẽ thấy những cơn đau bụng dưới kèm theo những cơn co thắt tử cung và giãn rộng của cổ tử cung theo một chu kỳ nhất định. Cùng với đó các mẹ cảm thấy đau lưng, chuột rút và tiết dịch âm đạo bất thường thì đó có thể là dấu hiệu báo sinh non. Khi thấy những biểu hiện bất thường các mẹ cần đến ngay cơ sở y tế để khám và có những biện pháp điều trị kịp thời.

Những dấu hiệu mẹ bầu cần phải lưu ý khi đau bụng dưới

Một số trường hợp đau bụng dưới trong thai kỳ là do mắc các bệnh lý. Nếu gặp phải những trường hợp nghiêm trọng như mang thai ngoài tử cung hoặc bong nhau thai, mẹ bầu cần nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức. Nếu như cơn đau bụng kéo dài, mẹ bầu nên tới các bác sĩ chuyên khoa sản thực hiện thăm khám, siêu âm và đưa ra cách xử trí kịp thời nhằm đảm bảo sự phát triển bình thường và khỏe mạnh của thai nhi.

Ngoài ra,mẹ cũng cần liên hệ ngay với bác sĩ sản phụ khoa nếu có bất kỳ những biểu hiện sau đây kèm theo cơn đau bụng hoặc khó chịu:

  • Đau dữ dội hoặc dai dẳng
  • Xuất hiện tình trạng chảy máu
  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Xả âm đạo
  • Mê sảng
  • Khó chịu khi đi tiểu
  • Buồn nôn và ói mửa

Lời kết

Hy vọng qua bài viết trên mẹ bầu sẽ “nằm lòng” những kiến thức về đau bụng dưới khi mang thai để có thể nhanh chóng thăm khám sàng lọc và điều trị sớm khi có những dấu hiệu đầu tiên, để bảo vệ an toàn cho thai nhi và giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh! 

4women Clinic được thành lập Bác sỹ Phan Chí Thành, Chánh Văn Phòng TT Đào tạo, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Phòng khám có đội ngũ bác sỹ công tác tại Bệnh viện Phụ sản TW, trình độ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, vô sinh, y học tình dục và cùng hệ thống máy siêu âm Voluson E10 tối tân, giúp chẩn đoán trước sinh chính xác nhất.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng