Tiền mãn kinh - Mãn Kinh

Sau khi đọc bài viết về mãn kinh sớm được đăng tải trên trang web của phòng khám 4women Clinic, chị Lan bắt đầu tìm hiểu và nhận thấy mình có dấu hiệu của mãn kinh sớm. Chị rất lo lắng vì hiện tại chưa kết hôn và sinh con.

mãn kinh sớm
nhiều chị em lo lắng bản thân bị mãn kinh sớm

Vậy nên chị đã gửi về phòng khám câu hỏi như sau: Tôi năm nay 27 tuổi, khoảng 1-2 tuần tôi có cảm giác nóng trong người, bực bội và hay đổ mồ hôi đêm giống như gặp cơn bốc hỏa. Liệu tôi có phải đang bị mãn kinh sớm hay không? Và làm sao để tôi có thể biết được chắc chắn mình đang mãn kinh sớm? Cảm ơn bác sĩ và phòng khám đọc và trả lời thư. 

 Theo Ths.Bs.Phan Chí Thành – Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến – Bệnh viện Phụ sản TW, tình trạng chị Lan gặp phải chưa chắc chắn là mãn kinh sớm.

ảnh Ths. Bs Phan Chí Thành
ThS. BS Phan Chí Thành – Chánh văn phòng Trung tâm đào tạo (Bệnh viện Phụ sản TW)

Một phụ nữ trong giai đoạn đầu của thời kỳ mãn kinh quá sớm có thể ngừng kinh hoàn toàn, hoặc bỏ qua một hoặc hai kỳ kinh. Cô ấy cũng có thể có một số triệu chứng của thời kỳ mãn kinh – ví dụ như bốc hỏa, khô âm đạo  hoặc chưa có bất kỳ triệu chứng nào. Điều này là do ngay cả khi một phụ nữ bị suy buồng trứng sớm, buồng trứng của cô ấy đôi khi vẫn có thể sản xuất estrogen và trứng. 

Vậy làm thế nào để biết các triệu chứng mà chị em đang gặp phải là dấu hiệu ban đầu của tiền mãn kinh, mãn kinh quá sớm hay một vấn đề sức khỏe khác? 

Theo bác sĩ Thành điều tốt nhất là nói chuyện với bác sĩ. Nếu chu kỳ kinh nguyệt thay đổi đáng kể (trở nên dài hơn hoặc ngắn hơn rõ rệt, hoặc thay đổi đáng kể so với chu kỳ thông thường) hoặc ngừng hoàn toàn trong ba chu kỳ liên tiếp trước 40 tuổi, hãy hẹn bác sĩ thăm khám để được đánh giá kỹ lưỡng.

Kiểm tra đánh giá là rất quan trọng, vì mất kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe khác. Hơn nữa, nếu bạn đang trải qua thời kỳ mãn kinh sớm hoặc mãn kinh quá sớm, bạn có nguy cơ cao mắc một số bệnh, chẳng hạn như loãng xương và bệnh tim. Chẩn đoán chính xác mang lại hiệu quả to lớn – cho phép chị em thực hiện các bước tiếp theo để đảm bảo  sức khỏe trong tình trạng tốt nhất có thể.

Để giúp xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng, bác sĩ của bạn có thể tiến hành một số việc sau, bạn nên chuẩn bị tâm lý trước khi đi khám:

  • Hỏi về bất kỳ triệu chứng mãn kinh nào bạn đang gặp phải.
  • Tiến hành thử thai. Điều này sẽ đảm bảo rằng bất kỳ trường hợp trễ kinh nào bạn đang gặp phải không phải là do mang thai.
  • Kiểm tra nồng độ hormone của bạn. Xét nghiệm máu có thể đánh giá nồng độ của một dạng hormone estrogen (estradiol), hormone kích thích nang trứng (FSH) và hormone kích thích hoàng thể (LH) để xác định xem chúng có đang trong độ tuổi mãn kinh hay không.
  • Kiểm tra các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt của bạn. Xét nghiệm máu có thể đo hormone kích thích tuyến giáp (TSH), đường huyết lúc đói, nồng độ canxi hoặc phốt pho trong huyết thanh,… Kiểm tra mức độ dự trữ buồng trứng của bạn. Nồng độ hormone anti – mullerian (AMH) là một chỉ số có thể đánh giá dự trữ buồng trứng và khả năng sinh sản của bạn trong hiện tại và tương lai. Siêu âm vùng chậu có thể được sử dụng để kiểm tra số lượng trứng trong buồng trứng của bạn.

“Tốt nhất thấy có dấu hiệu lạ trong cơ thể thì điều bạn nên làm là thăm khám bác sĩ. Nhiều khi những dấu hiệu tuy đơn giản nhưng hậu quả khó có thể đoán được”, Bs Thành khuyên.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng