Mẹ Bầu

Đau lưng thai kỳ là nỗi ám ảnh của nhiều mẹ bầu vì những cơn đau khiến mẹ bầu cảm thấy vô cùng mệt mỏi, gây ảnh hưởng về cả thể chất lẫn tinh thần. Và nếu nghiêm trọng còn có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Vậy nguyên nhân là gì và những tips nào giúp mẹ bầu thổi bay chứng đau lưng hiệu quả?

Nội dung

Trước hết hãy tìm hiểu đau lưng ở mẹ bầu là như thế nào?

Đau lưng khi mang thai là tình trạng thường gặp ở mẹ bầu do sự phát triển của thai nhi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng cột sống cũng như vùng xương chậu của mẹ. Vùng thường bị đau nhất là vùng thắt lưng và khớp vùng chậu.

Có thể nói, triệu chứng đau lưng của các mẹ bầu không đáng ngạc nhiên vì theo thống kê, có khoảng từ 50 – 70% phụ nữ mang thai trải qua cảm giác đau lưng. Và thông thường những phụ nữ đau lưng trước hoặc trong khi mang thai từ tam cá nguyệt thứ hai và có thể sẽ tiếp tục đau lưng sau khi sinh.

Xem thêm: mẹ bầu bị ho

Tại sao mẹ bầu lại đau lưng khi mang thai?

–          Tăng cân

Khi mang thai khỏe mạnh, phụ nữ thường tăng từ 11 đến 15kg. Lúc này cột sống phải gánh chịu trọng lượng đó và có thể gây đau thắt lưng dưới. Trọng lượng của em bé và tử cung đang phát triển cũng gây áp lực lên các mạch máu và dây thần kinh ở xương chậu và lưng.

–          Thay đổi hormone

Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra hormone relaxin có tác dụng giúp khung chậu giãn nở để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Vùng chậu bao gồm các cơ, dây chằng vùng lưng dưới. Các cơ, dây chằng này không đủ mạnh để đảm bảo sự giãn nở dẫn đến căng cơ, căng dây chằng và gây đau. Khung chậu giãn nở làm giảm sự liên kết của cho các khớp xương thiếu đi sự liên kết, lỏng lẻo dẫn đến tình trạng đau.

–          Stress

Trạng thái căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian thai kỳ khiến các cơ trong cơ thể mẹ bầu không có cơ hội thư giãn, hồi phục và luôn trong tình trạng căng cứng, lâu dần cơ sẽ mệt và lại căng hơn gây đau lưng. Tình trạng đau lưng có thể chuyển biến xấu hơn nếu bị stress trong thời gian dài.

–          Các cơ vùng bụng yếu đi

Các cơ vùng bụng có vai trò chịu sức ép từ cơ thể khi các mẹ nằm sấp và co giãn linh hoạt khi các mẹ gập người lại. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, các cơ này yếu ớt và bị kéo giãn quá cỡ do sự lớn dần của thai nhi khiến cho vùng cơ lưng bị chèn ép, gây đau đớn cho các mẹ bầu.

–          Thay đổi tư thế

Trong thời kỳ mang thai, tử cung lớn dần cùng với thai nhi làm cho cột sống thắt lưng phải cong về phía trước nhiều hơn, trọng tâm của cơ thể thay đổi. Để giữ thăng bằng trong quá trình di chuyển, mẹ bầu thường ngả về phía sau khiến phần lưng bị cong, gây đau nhức.

Ngoài ra, các mẹ bầu thích ngồi bệt, cố định gót chân xuống sàn nhà, chống hai tay ra phía đằng sau để giữ trọng lượng cơ thể khiến lưng chịu áp lực lớn. Nhiều người có thói quen chống tay vào lưng khi đứng lên, ngồi xuống hoặc khi di chuyển cũng khiến vùng lưng bị tổn thương.

–          Vị trí của thai nhi

Vào cuối thai kỳ, thai nhi đạt đến cân nặng tối đa để chuẩn bị chào đời khiến những cơ đau lưng tăng lên. Và nếu bé nằm trong bụng với vị trí lưng của bé ngược lại lưng của mẹ thì nó sẽ gây sức ép lên vùng xương lưng của người mẹ.

–          Động thai

Ra huyết nâu hay đỏ tươi, tiết dịch âm đạo bất thường, đau bụng và đau mỏi vùng thắt lưng là những triệu chứng của động thai. Vậy nên nếu mẹ bị đau lưng kèm theo những triệu chứng trên thì hãy đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

–          Đau thần kinh tọa

Đau lưng có liên quan đến chứng đau thần kinh tọa: Xuất hiện những cơn đau nhói ở phía mông và phía sau một bên chân có thể do các dây chằng ở vùng lưng và cả xương chậu của mẹ bầu đã bị giảm chức năng.

7 cách giúp mẹ bầu bảo vệ lưng và thổi bay đau lưng hiệu quả nhất

–          Luyện tập thể dục đều đặn

Luyện tập thể dục thích hợp khi mang thai có thể làm tăng sức cho cơ bắp xương chậu, cơ bắp lưng, đảm bảo tính co giãn tốt; đồng thời thúc đẩy việc cung cấp máu ở lưng và các bộ phận dưới lưng, giúp giảm đau lưng.

Hãy thử bài tập sau: đứng dựa lưng vào tường. Để chân cách tường vài centimet và hơi nâng đầu gối lên. Để một tay vào vùng thắt lưng và nghiêng hông về phía đó, rồi đổi tay và làm lại động tác. Tiếp tục lặp đi lặp lại hai động tác này một cách nhẹ nhàng.

Khi đã thành thục, mẹ bầu có thể tập ở bất kì đâu, không nhất thiết phải dựa vào tường. Bài tập này sẽ hiệu quả nhất khi mẹ bầu thực hiện thường xuyên và trước khi cơn đau xuất hiện. Nếu bị đau thắt lưng, bài tập nghiêng hông sẽ tốt hơn là ngồi xổm.

Bài tập bò: Quỳ gối và chống tay xuống sàn nhà, sao cho lưng với đầu thẳng một đường thẳng. Bài tập này sẽ giúp giảm áp lực do thai nhi tạo ra cho lưng. Bạn có thể tập thường xuyên hằng ngày, giúp giảm đau thắt lưng rất hiệu quả.

–          Cải thiện tư thế

Khi đứng, hãy tưởng tượng rằng mẹ đang đo chiều cao, tức là tư thế đứng thẳng khi dựa sát vào tường, sao cho lưng và đầu thẳng hàng, chạm vào tường. Căng cơ hông và cơ bụng cũng giúp lưng dễ chịu hơn. Tuy nhiên, không nên đứng quá lâu trong tư thế này.

Khi ngồi, mẹ bầu hãy đảm bảo là lưng luôn được nâng đỡ. Luôn đặt một gối nhỏ ở phía sau thắt lưng, hoặc ngồi trên gối lõm có hình chữ D.

Ngồi ghế tựa dành cho bàn ăn cũng giúp bảo vệ lưng tốt hơn là ngồi ghế mềm, hay sofa vì lưng luôn được giữ thẳng. Nếu bị đau thắt lưng, hãy tập động tác nghiêng hông 5 – 10 lần (sau 10 – 15 phút ngồi). Nếu ngồi lâu, hãy đứng dậy và đi lại loanh quanh một chút.

Khi nằm, mẹ bầu nên nằm giường, nệm bằng và chắc; không nên nằm giường và nệm mềm. Không nên nằm đệm quá mềm vì sẽ không tiện cho sự kéo dài của xương cột sống, làm cho triệu chứng đau lưng càng nặng hơn.

–          Tránh nâng vật nặng

Khi dây chằng trở nên lỏng lẻo hơn thì mẹ bầu cũng dễ bị tai nạn hơn. Nếu bạn nâng hay mang vác bất kỳ vật gì, hãy đưa nó sát về phía cơ thể, trùng đầu gối thay vì cúi lưng xuống và chớ có vặn người.

–          Không đi giày cao gót

Giày cao gót ảnh hưởng tới tư thế đứng của bàn chân, toàn bộ trọng lượng của cơ thể được dồn vào phần ngón chân và tác động xấu tới dây thần kinh hai bên hông. Khi thai nhi càng phát triển, các dây thần kinh sẽ chịu áp lực ngày càng lớn, dẫn đến các cơn đau lưng ngày càng tăng. Do đó, không mang giày cao gót là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn vào thời điểm này.

Mẹ bầu nên đi giày có đế bằng và thấp, có độ rộng và mềm mại, vừa chân là tốt nhất. Giày cao gót sẽ làm cho cơ thể hướng về phía trước nhiều hơn, gây đau lưng ở thai phụ.

–          Tư thế nằm đúng

Vào tuần thai thứ 17, bạn nên nằm nghiêng chứ không nên nằm ngửa khi ngủ để giảm bớt tình trạng đau lưng. Bạn cũng có thể đặt gối giữa hai đầu gối hay kê một chiếc dưới bụng. Cách làm này giúp tử cung không đè lên xương sống và tránh gây đau lưng sau khi ngủ dậy. Ngoài tư thế nằm, bạn cũng cần chú ý không nên đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ. Khi ngồi nên chọn ghế có phần tựa lưng và đặt có một chiếc gối nhỏ phần sau lưng.

–          Massage lưng thường xuyên

Buổi tối trước khi đi ngủ bạn nên nhờ chồng massage lưng hay bất cứ chỗ nào cảm thấy nhức mỏi. Xoa bóp nhẹ nhàng sẽ giúp kích thích sự lưu thông máu, các cơ được thoải mái và những cơn đau lưng sẽ dần biến mất. Đồng thời, bạn có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh để thư giãn và giảm chứng đau lưng thai kỳ.

–          Chườm nước nóng

Nếu đau lưng dữ dội, có thể dùng túi nước nóng chườm lên lưng sẽ giảm bớt triệu chứng đau lưng. Những mẹ bầu bị đau lưng nghiêm trọng nên đến bệnh viện để kiểm tra xem có phải do các bệnh khác gây ra hay không.

Còn những người vốn đã bị bệnh cột sống, xương chậu, khớp xương đùi, nên theo bệnh tình cụ thể mà tiến hành điều trị.

Mẹ nên đi khám bác sĩ khi gặp các triệu chứng dưới đây

–          Đau lưng liên tục không thể giảm đau.

–          Đau ngày càng tăng làm bạn hết sức căng thẳng.

–          Đau lưng kèm các triệu chứng khác như sốt, chảy máu âm đạo hoặc cảm giác bạn sẽ sinh sớm.

–          Cảm giác đau buốt hay rát khi đi tiểu.

–          Phải dùng thuốc giảm đau thường xuyên hoặc thuốc giảm đau cũng không làm bạn dễ chịu được.

Trong một số ít trường hợp, đau lưng nghiêm trọng có thể liên quan đến các vấn đề như loãng xương liên quan đến thai kỳ, viêm xương khớp đốt sống hoặc viêm khớp nhiễm trùng. Những cơn đau nhịp nhàng có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sinh non.

Vì vậy, nếu bạn gặp phải bất kỳ vấn đề nào trong số triệu chứng đau lưng thai kỳ, hãy cùng gia đình đến phòng khám hoặc cơ sở ý tế uy tín để thăm khám kiểm tra và điều trị kịp thời bảo vệ an toàn cho thai nhi.

4women Clinic được thành lập Bác sỹ Phan Chí Thành, Chánh Văn Phòng TT Đào tạo, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Phòng khám có đội ngũ bác sỹ công tác tại Bệnh viện Phụ sản TW, trình độ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, vô sinh, y học tình dục và cùng hệ thống máy siêu âm Voluson E10 tối tân, giúp chẩn đoán trước sinh chính xác nhất.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng