Tiền mãn kinh - Mãn Kinh

Chu kỳ kinh nguyệt có vai trò rất quan trọng trong đời sống, sức khỏe sinh sản của nữ giới. Tuy nhiên, nhiều chị em có chu kỳ không tốt, vậy thế nào là một chu kỳ kinh nguyệt bất thường? Cùng PK 4women đi tìm câu trả lời nhé.

Nội dung

Trong thời kỳ tiền mãn kinh, thế nào là chu kỳ kinh nguyệt bất thường?

Chu-ky-kinh-nguyet-nhu-the-nao-la-bat-thuong

Một trong số các kiểu ra máu dưới đây đều được coi là “bất thường” và cần được trao đổi với bác sĩ:

  • Ra máu nhiều hoặc phun thành tia, đặc biệt khi kèm theo cục máu đông
  • Ra máu kéo dài hơn 7 ngày liên tiếp
  • Thời gian chu kỳ kéo dài ít hơn 21 ngày hoặc nhiều hơn 35 ngày
  • Rỉ máu hoặc ra máu giữa các kỳ kinh
  • Ra máu trong hoặc sau khi quan hệ
  • Bất kỳ thay đổi nào với kiểu ra máu (ví dụ như kéo dài hơn 2 ngày)

Liệu có đúng kinh nguyệt bất thường không?

Tưởng tượng: Kinh nguyệt của mọi phụ nữ đều giống nhau. Sự thật: Có nhiều loại hơn chúng ta tưởng. Thực tế, hầu hết phụ nữ đều có một chu kỳ kinh nguyệt cố định, một số người chỉ vài ngày xuất hiện một chu kỳ, một số khác có thể chỉ xuất hiện kinh nguyệt bốn lần trong một năm. Một số người trong chu kỳ mất máu rất ít, trong khi có những người mất đến hơn 2 cốc máu.

RA MÁU QUÁ NHIỀU

Nếu ra máu nhiều và kéo dài bất thường ở giai đoạn chuyển tiếp sang mãn kinh thì có vấn đề gì không?

Thực ra, không có gì bất thường cả. Khoảng 10 triệu phụ nữ ở Mỹ phải đối mặt với tình trạng ra máu nhiều mỗi năm, và một nửa trong số đó thuộc độ tuổi từ 40 đến 50. Nhưng dù là bình thường thì nó cũng ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người phụ nữ. Khoảng 40% nói rằng kinh nguyệt của họ khó đoán và nặng nề đến mức họ luôn lo sợ mỗi khi phải làm việc bên ngoài. Bên cạnh đó, việc ra máu nhiều cũng có thể khiến phụ nữ có nguy cơ thiếu máu.

RA MÁU QUÁ ÍT

Phụ nữ đang uống thuốc tránh thai thường có xu hướng ít máu kinh hơn. Nhưng nếu không trong trường hợp trên, khi bạn nhận thấy thời gian ra máu ngắn lại (dưới 3 ngày) hoặc quá ít, bạn nên đề cập vấn đề này với bác sĩ, dù bạn đang trong độ tuổi nào. Vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh tuyến giáp, viêm niêm mạc tử cung, hoặc những bệnh lý khác.

 

KHI NÀO CẦN GẶP BÁC SĨ

 

kham-bac-si-khi-chu-ky-kinh-nguyet-bat-thuong

Triệu chứng chu kỳ kinh nguyệt bất thường, bạn cần đi gặp bác sĩ: 

  • Ra máu rất nặng, kéo dài hơn 5 ngày hoặc xuất hiện thêm cục máu đông
  • Rỉ máu gián đoạn không theo chu kỳ hàng tháng
  • Ra máu kèm theo đau hoặc sốt
  • Tiểu ra máu hoặc thấy đau khi đi tiểu
  • Không có kinh nguyệt (có thể bạn mang thai)
  • Ra máu trong hoặc sau khi quan hệ
  • Ra máu âm đạo bất thường
  • Ra máu ít bất thường nếu bạn không uống thuốc gì

BẠN CẦN CHUẨN BỊ GÌ TRƯỚC KHI ĐI KHÁM?

Trước một cuộc hẹn với bác sĩ, bạn hãy đảm bảo rằng bạn có thể trả lời những câu hỏi sau đây để xác định đó đúng là ra máu bất thường hay không:

 

  • Bạn hãy mô tả tình trạng hành kinh ở các chu kỳ trước và thời điểm hiện tại?
  • Chu kỳ kinh nguyệt của bạn kéo dài trong bao lâu?
  • Dịch chảy ra màu gì? Có cục máu đông không?
  • Bạn có đau khi chảy máu không?
  • Bạn có bị ra máu nhỏ giọt hoặc không liên tục giữa các chu kỳ không?
  • Bạn có đang sử dụng biện pháp tránh thai nào không?
  • Bạn đang sử dụng thuốc gì?
  • Ra máu như thế này có ảnh hưởng đến sinh hoạt của bạn không?

Khi đi khám, bạn nên nhớ rõ các thông tin về chu kỳ kinh nguyệt của mình. Đánh dấu các mốc trong chu kỳ kinh nguyệt bao gồm ngày rụng trứng, ngày hành kinh cũng như các dấu hiệu chu kỳ kinh nguyệt bất thường mà bạn gặp phải như xuất hiện cục máu đông, thời gian hành kinh kéo dài hay lượng máu chảy nhiều hơn,… Đôi khi bác sĩ cũng yêu cầu đo nhiệt độ hằng ngày để theo dõi xem bạn có rụng trứng hay không.

 

Các thuật ngữ cần biết

 

  • Mất kinh: Kinh nguyệt của bạn đã ngừng lại tạm thời hoặc vĩnh viễn.
  • Kinh ít: Lượng máu kinh ít hơn chu kỳ bình thường.
  • Kinh nhiều: Lượng máu kinh nhiều hơn bình thường.
  • Thống kinh: Đau nhiều khi hành kinh.
  • Kinh thưa: Chu kỳ kinh kéo dài trên 35 ngày.
  • Kinh mau: Chu kỳ kinh kéo dài dưới 21 ngày.
  • Rong huyết: Chảy máu nặng, kéo dài không trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Rong kinh: Chảy máu nặng, kéo dài trong chu kỳ kinh nguyệt.

Sức khỏe sinh sản của chị em chúng ta, cần được đề cao và quan tâm sâu sắc. Khi có những triệu chứng bất thường, nên đi thăm khám bác sĩ để tìm rõ nguyên nhân và cách khắc phục. Nếu bạn đang có những dấu hiệu của chu kỳ kinh nguyệt bất thường, hãy liên hệ với PK 4women để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc cho sức khỏe của bạn nhé.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng