Tiền mãn kinh - Mãn Kinh

Chị Phan Hiền, 47 tuổi (Hà Nội) có gửi thắc mắc tới phòng khám 4women Clinic như sau: “Cơn đau ở ngực khiến tôi không thể ngủ được và nó làm cho tôi trở nên cáu kỉnh. Tôi có thể làm gì để giảm bớt tình trạng này? Mong bác sĩ giải đáp, tôi xin cảm ơn”.  

Vì sao sau 40 chị em thường đau, căng tức vú

 Ths.Bs.Phan Chí Thành – Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến – Bệnh viện Phụ sản TW cho biết, cơn đau căng tức vú xảy ra trong thời kì tiền mãn kinh thường có nguyên nhân liên quan đến  mất cân bằng hormone giữa estrogen và progesterone. Cụ thể estrogen được coi như chân ga, kích thích các tế bào tăng sinh và phát triển, đó chính là nguyên nhân gây các tế bào tuyến vú cương lên và gây đau tức vú. Còn progesterone như chân phanh giúp thuần hóa và trưởng thành các tế bào tuyến vú, giúp làm dịu cơn đau tức của tuyến vú. 

Nhiều phụ nữ bị đau, căng tức vú
Nhiều phụ nữ bị đau, căng tức vú

“Ở phụ nữ tiền mãn kinh nang trứng thường phát triển kéo dài vài tháng không có rụng trứng. Do đó, cơ thể chỉ tiết ra estrogen mà không tiết ra progesteron để kiểm soát quá trình phát triển của các tế bào. Biểu hiện của việc này tại tử cung sẽ gây tăng sinh các tế bào niêm mạc tử cung từ đó làm nguy cơ quá sản niêm mạc tử cung, gây rong kinh kéo dài sau 1 thời gian mất kinh vài tháng”, BS Thành phân tích. 

Còn tại mô tuyến vú việc estrogen tăng kéo dài mà không có kiểm soát của progesteron sẽ gây ra hiện tượng căng tức, đau tuyến vú. Đó cũng chính là lý do tại sao sau khi mãn kinh hoàn toàn, buồng trứng cạn kiệt estrogen thì triệu chứng đau tức vú ngày càng thuyên giảm.

Nên làm gì để giảm cơn đau?

ảnh Bs Phan Chí Thành
ThS. BS Phan Chí Thành (phải) – Chánh văn phòng Trung tâm đào tạo (Bệnh viện Phụ sản TW).

Theo Bs Thành, trước tiên, chị em hãy thử mặc một chiếc áo ngực phù hợp. Những chiếc áo có gọng sẽ thường làm chúng ta đau hơn, vì vậy nên mặc những chiếc áo không gọng để giúp cho phần ngực thoải mái. bên cạnh đó túi sưởi và chai nước ấm có thể giúp giảm sưng và đau. Nhiều chuyên gia cũng khuyên chị em nên thử các kỹ thuật giảm đau khác nhau như thiền tập, massage và thư giãn. 

Chuyên gia cho biết thêm, bên cạnh đó các bạn có thể sử dụng  thuốc giảm đau thông thường như efferalgan hoặc thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen cũng khá hiệu quả trong việc giảm đau trong cương tức vú. Nếu cơn đau vào ban đêm kéo dài khiến bạn mất ngủ, bạn có thể cân nhắc các loại thuốc giảm đau có tác dụng kéo dài 8-12 tiếng, nó sẽ giúp chị em có một giấc ngủ thoải mái hơn.

“Ngoài ra bản chất của đau tức vú là do có liên quan đến tình trạng mất cân bằng nội tiết trong giai đoạn tiền mãn kinh do đó các bác sĩ có thể kê các chế phẩm nội tiết như thuốc tránh thai, các loại kem progesterone cũng sẽ có hiệu quả trong việc giảm cương tức ở vú.  Nếu cơn đau vẫn tiếp tục gây nhiều phiền toái cho bạn, một số loại thuốc khác như danazol và bromocriptine cũng có thể được các bác sĩ cân nhắc sử dụng. Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể có những tác dụng phụ như giảm ham muốn tình dục và tăng cân nên các bạn cần tham vấn ý kiến bác sỹ cẩn thận trước khi sử dụng”, BS Thành nói. 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng