Dr4women Blog Tiền mãn kinh - Mãn Kinh

“Khô” là một vấn đề các chị em phụ nữ luôn phải đối mặt trong thời kỳ mãn kinh. Bên cạnh những vấn đề phổ biến như khô âm đạo, khô mắt, răng miệng bị khô cũng là một vấn đề mà rất nhiều chị em than phiền. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân, các bệnh răng miệng dễ gặp phải ở độ tuổi mãn kinh và làm thế nào để chăm sóc răng miệng một cách hiệu quả nhất nhé.

Nội dung

Nguyên nhân

Trong khoang miệng, nước bọt có vai trò rửa sạch các mảnh vụn thức ăn và hỗ trợ khả năng tiêu hóa. Các tuyến nước bọt này có chứa các thụ thể đối với estrogen. Trong thời kỳ mãn kinh, lượng estrogen trong cơ thể chị em phụ nữ bị suy giảm mạnh. Và điều này đã gián tiếp gây nên các vấn đề về răng miệng.

Các vấn đề răng miệng thường gặp ở tuổi mãn kinh

Khô miệng

Chứng khô miệng là thuật ngữ mô tả bất kỳ tình trạng nào mà miệng của bạn bị khô một cách bất thường. Ngoài việc bị khô, cảm giác mất nước trong khoang miệng hoặc cổ họng còn có thể khiến bạn nhận thấy hơi thở có mùi hôi, thay đổi khẩu vị hoặc thậm chí là bị dính son môi vào răng.

Hội chứng bỏng rát miệng

Đây là thuật ngữ y học chỉ tình trạng bỏng rát liên tục hoặc tái phát trong miệng mà không rõ nguyên nhân. Cảm giác khó chịu này có thể ảnh hưởng đến lưỡi, lợi, môi, bên trong má, vòm miệng hoặc lan rộng trong toàn bộ khoang miệng. Các triệu chứng có thể thay đổi từ khó chịu nhẹ đến đau dữ dội, như thể bị bỏng miệng. Tình trạng này thường hay gặp ở phụ nữ hậu mãn kinh.

Sâu răng

 

Tình trạng sâu răng rất phổ biến ở các chị em phụ nữ tuổi mãn kinh

Như đã nói ở trên, nước bọt giúp rửa sạch các mảnh thức ăn. Nó cũng giúp ngăn ngừa sâu răng bằng cách trung hòa các axit do vi khuẩn tạo ra trong khoang miệng. Khi lượng estrogen và nước bọt giảm xuống, nhiều chị em phụ nữ đã phát hoảng khi nhận thấy mình bị sâu răng nhiều bao giờ hết. Sâu răng cũng có thể gây đau răng, ê buốt hoặc đau khi ăn uống.

Nhiễm trùng niếu răng

Những thay đổi trong nội tiết tố có thể thay đổi sự cân bằng của vi khuẩn tốt trong miệng của bạn. Điều này có thể khiến nướu của bạn dễ có mảng bám và việc nhiễm trùng cũng trở nên dễ dàng hơn. Tình trạng viêm nướu và viêm nha chu đều rất phổ biến ở phụ nữ hậu mãn kinh.

Viêm nướu là một dạng bệnh nướu răng nhẹ, phổ biến, gây kích ứng, đỏ và sưng (viêm) nướu. Biểu hiện của nó khá nhẹ nhàng nên bạn có thể không nhận biết được tình trạng này. Ngược lại, viêm nha chu là một bệnh nhiễm trùng nướu nghiêm trọng làm tổn thương mô mềm và phá hủy phần xương nâng đỡ răng. Điều này có thể dẫn đến mất răng nếu không được điều trị sớm.

Nếu bạn có những thay đổi khó chịu trong răng miệng, hãy trao đổi với nha sĩ. Bạn càng đi khám sớm thì càng có cơ hội xác định được chính xác các vấn đề sâu răng, bệnh nướu răng và các tình trạng răng miệng khác trước khi chúng trở nên nghiêm trọng hơn.

Chăm sóc răng miệng đúng cách

Đánh răng thường xuyên

Đánh răng
Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày giúp bảo vệ răng chắc khỏe và phòng ngừa sâu răng

Giữ cho răng miệng sạch sẽ có thể ngăn ngừa viêm lợi, đồng thời giúp bạn ngăn ngừa sâu răng. Hãy lưu ý những điều cơ bản về cách đánh răng sau:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần 1 ngày: Khi đánh răng, đừng đánh vội, hãy đánh kĩ. 
  • Sử dụng dụng cụ thích hợp: Sử dụng kem đánh răng có chứa florua và bàn chải đánh răng lông mềm có kích thước vừa với miệng của bạn. Cân nhắc sử dụng bàn chải đánh răng chạy bằng điện hoặc pin – bởi chúng có khả năng làm giảm mảng bám và viêm lợi hiệu quả hơn so với việc đánh răng thông thường. 
  • Cần có 1 kỹ thuật đánh răng đúng: Giữ bàn chải đánh răng của bạn ở một góc nhỏ – hướng lông bàn chải về vị trí tiếp xúc của răng và lợi. Chải tới lui một cách nhẹ nhàng. Nhớ chải mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai của răng và cả lưỡi. 
  • Giữ cho bàn chải sạch sẽ: Luôn rửa sạch bàn chải đánh răng của bạn bằng nước sau khi đánh răng. Để bàn chải thẳng đứng nếu có thể và để chúng khô. Không đậy nắp bàn chải đánh răng hoặc bảo quản chúng trong hộp đựng kín bởi điều này có thể gia tăng sự phát triển của vi khuẩn.
  • Thay bàn chải đánh răng định kỳ: Thay bàn chải mới hoặc đầu bàn chải mới (với bàn chải điện) mỗi 3 hoặc 4 tháng hoặc sớm hơn nếu lông bàn chải bị sờn.

Chăm sóc răng miệng hiệu quả bằng cách sử dụng chỉ nha khoa

Bàn chải không thể tiếp cận những khoảng trống chật hẹp giữa răng và lợi. Đó là lý do tại sao dùng chỉ nha khoa hàng ngày là một cách chăm sóc răng miệng vô cùng hiệu quả. Để sử dụng chỉ nha khoa, một đầu chỉ cuốn phần lớn xung quanh ngón tay giữa, đầu kia cuốn quanh ngón giữa. Nắm chặt chỉ nha khoa giữa ngón cái và ngón trỏ.

chỉ nha khoa
Chăm sóc răng miệng hiệu quả bằng cách sử dụng chỉ nha khoa
  • Nhẹ nhàng Điều khiển chỉ nha khoa giữa các kẽ răng bằng chuyển động chà xát. Không để chỉ chà vào lợi. Khi chỉ chạm đến đường viền lợi, hãy tì nó lên răng.
  • Làm từng chiếc răng một: Trượt chỉ nha khoa vào khoảng giữa nướu và răng. Nhẹ nhàng chà xát mặt bên của răng theo chuyển động lên xuống. Rút chỉ nha khoa khi bạn tiến hành với các mặt còn lại.
  • Duy trì bước làm sạch kẽ răng này: Nếu bạn cảm thấy khó sử dụng chỉ nha khoa, hãy sử dụng dụng cụ làm sạch kẽ răng khác – chẳng hạn như tăm tre hoặc tăm nhựa, que hoặc bàn chải đặc biệt được thiết kế để làm sạch kẽ răng.

Đi khám răng định kỳ

Để ngăn ngừa bệnh nướu răng và các vấn đề sức khỏe răng miệng khác, hãy lên lịch làm sạch và khám răng ít nhất một hoặc hai lần một năm.

Bs Phan Chí Thành: Chánh VP TT Đào tạo BV Phụ sản TƯ

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng