Bản tin sức khỏe Mẹ Bầu Tâm sinh lý phụ nữ

Mang thai là dấu mốc quan trọng trong hành trình làm mẹ của mỗi người phụ nữ, để có một thai kỳ khỏe mạnh và chào đón bé yêu phát triển toàn diện mẹ bầu cần biết được các mốc quan trọng qua tam cá nguyệt

Nội dung

Tam cá nguyệt là gì?

Tam cá nguyệt là thời điểm từ khi bắt đầu mang thai đến lúc sinh đẻ mẹ bầu sẽ phải trải qua ba quý của thai kỳ, ở mỗi quý sẽ có những thay đổi nhất định của bào thai, vì thế mẹ cũng cần phải có sự thích nghi và những đáp ứng cho một thai kỳ khỏe mạnh:

  • Quý 1: Tam cá nguyệt thứ 1: 3 tháng đầu thai kỳ
  • Quý 2: Tam cá nguyệt thứ 2: 3 tháng giữa thai kỳ
  • Quý 3: Tam cá nguyệt thứ 3: 3 tháng cuối thai kỳ

Quý 1: Tam cá nguyệt thứ nhất 

Hành kinh: Thai kỳ được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng, nên thực ra hai tuần đầu tiên bạn chưa thực sự mang thai.

Bổ sung dinh dưỡng: Bổ sung thêm acid folic trước khi bạn mang thai, tốt nhất là ngay khi bạn bắt đầu chuẩn bị cho quá trình mang thai đến tuần thứ 12 của thai kỳ. Bổ sung vitamin D trong suốt quá trình mang thai và cả sau sinh (đặc biệt là trong quá trình cho con bú)

Thụ thai: Khi tinh trùng với trứng tạo thành hợp tử, bào thai chính thức được hình thành. Sau nhiều ngày, hợp tử đào tổ ở vách tử cung. Nơi hợp tử gắn vào sẽ bắt đầu phát triển thành nhau thai.


Bạn đã chính thức mang thai: Các test thử thai như que thử thai sẽ nhận biết được sự thay đổi thành phần hormon của bạn và cho kết quả rằng bạn đã có thai.

Vắc- xin phòng cúm: Vi – rút cúm có thể gây hại tới bạn và con, tiêm vắc – xin có thể dự phòng được điều này trong suốt thai kỳ. Bạn nên hỏi thêm thông tin từ bác sĩ để có thể dự phòng.

Những dấu hiệu sớm của thai kỳ: Bạn có thể có một vài dấu hiệu như thèm ăn, ốm nghén, mệt mỏi nhiều và dao động cảm xúc. Những biểu hiện này thường sẽ giảm dần

Bé đang lớn: Mặc dù không lớn hơn quả nho bao nhiêu nhưng bé con của bạn thực sự đang lớn rất nhanh. Một trái tim bé xíu đang đập, một khuôn mặt nhỏ bé đang trong quá trình tạo hình, và tứ chi be bé cũng đang thành hình.

Thăm khám tiền sản: Lần khám thai đầu tiên của bạn nên được sắp xếp vào trong khoảng tuần 6 đến tuần 8. Điều này thật sự rất cần thiết để biết tình trạng của bạn và bé, ngoài ra bạn có thể hỏi thêm các vấn đề liên quan đến thai kỳ với các bác sĩ.

Lần siêu âm đầu tiên: Lần siêu âm đầu tiên: Khi mang thai tới ở tuần thứ 8 tới tuần thứ 14 của thai kỳ, bạn sẽ được chỉ định làm siêu âm. Dựa vào đó bác sĩ có thể cung cấp cho bạn những thông tin về kích thước của bé hay ngày dự sinh, thậm chí là ngày bắt đầu mang thai bé (nếu bạn không biết). Ngoài ra bạn cũng được đề nghị làm xét nghiệm kiểm tra độ mờ da gáy vào khoảng tuần 11 đến 14.

Xem thêm: thai máy

Quý 2: Tam cá nguyệt thứ hai

Thông báo với người khác: Sau tam cá nguyệt thứ nhất hoặc sau khi bạn đi siêu âm lần đầu tiên là thời điểm tốt để thông báo với mọi người là bạn đã mang thai.

Luyện tập: Duy trì vận động thể chất và sức khỏe của bạn. Việc thường xuyên phải tập thể dục vào thời điểm hiện tại có thể là quá sức đối với bạn, do vậy bạn nên điều chỉnh chúng dựa trên cơ thể của mình và cân nhắc tham gia các lớp học thể dục dành riêng cho phụ nữ mang thai


Siêu âm hình thái: Siêu âm giúp kiểm tra các cơ quan, hệ thống trong cơ thể và tứ chi. Bác sĩ siêu âm cũng có thể nói cho bạn biết đó là bé trai hay bé gái

Thông báo cho sếp: Đây là điều không bắt buộc nhưng bạn nên cân nhắc để được hưởng những đãi ngộ của người mang thai, nhất là khi bụng bạn đã lộ rõ

Ảnh hưởng không mong muốn khi mang thai: Nhiều sản phụ cảm thấy tràn đầy năng lượng và khỏe mạnh hơn ở thời điểm quý hai này. Nhưng họ cũng có thể gặp một số biểu hiện không mong muốn như phù chân, tay, chảy máu chân răng, trĩ, chuột rút hay những thay đổi về da. Ngoài ra, một đường kẻ đen ở bụng gọi là đường sọc nâu có thể xuất hiện ở bụng của họ, thường thì chúng sẽ mờ dần sau sinh

Quý 3: Tam cá nguyệt thứ ba

Cử động của thai: Trong hai tuần cuối của thai kỳ, cử động của thai sẽ trở nên rõ ràng hơn. Bạn có thể cảm nhận được bé đang nấc và bé sẽ ngày càng quen thuộc hơn với âm thanh của bạn. Hãy để ý, nhận biết được đâu là những biểu hiện bình thường và báo cho bác sĩ những biểu hiện mà bạn cho là bất bình thường.

Những thiết bị, công cụ cần cho bé: Bắt đầu đầu suy xét về việc nên mua những đồ dùng gì cho con của bạn. Những thứ như xe đẩy, ghế cho bé để ngồi trên xe hơi, đai đeo bụng hay nịt bụng đều là đồ cần thiết. Ngoài ra bạn nên cân nhắc xem bé con nhà bạn nên ngủ trong cũi hay xe nôi.

Quý 3: Tam cá nguyệt thứ ba
Quý 3: Tam cá nguyệt thứ ba

Kế hoạch sinh: Hiện tại là thời điểm lý tưởng để bạn tính toán về địa điểm sinh, ai đi cùng và kỹ thuật sinh nào nên được lựa chọn.
Vắc- xin ho gà Nên tiêm vào khoảng tuần thứ 28 đến 38 của thai kỳ. Nó sẽ giúp bảo vệ con bạn từ khi sinh ra đến khi bé được tiêm mũi vắc-xin đầu tiên

Lớp học thai sản: Bạn có thể cân nhắc tham gia từ bây giờ và tham gia ít nhất là 12 tuần. Các bác sĩ có thể hỗ trợ bạn trong việc tìm địa điểm

Chuẩn bị cho ngày chuyển dạ: Các bài tập về thể chất có thể khiến bạn chuyển dạ dễ dàng hơn. Dành thời gian tập các bài thể dục nhẹ nhàng với bóng, tập thư giãn, tập hít vào và thở ra, ngoài ra bạn có thể xoa bóp vùng chậu để chúng trở nên dẻo dai hơn.

Thiên chức xây tổ Bạn bắt đầu thấy bứt rứt và muốn dọn dẹp hay chuẩn bị cho đứa con sắp chào đời? Đây là phản ứng tâm lý thường gặp nhưng hãy cố gắng đừng làm quá sức và nghỉ ngơi nhiều nhất có thể.

Chuẩn bị túi đi viện Chuẩn bị trước những đồ mà bạn cho là cần thiết trong trường hợp bạn phải vào viện sớm. Viết kế hoạch sinh ra để bạn biết mọi thứ đã ở đúng chỗ của nó chưa

Ngôi thai: Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, sự phát triển của bé cũng như của nhau thai vẫn sẽ được đánh giá. Đến thời điểm này, con đã phát triển gần như hoàn toàn và làm căng chặt tử cung của bạn. Đầu của thai có thể bắt đầu di chuyển xuống hố chậu. Hiện tượng bụng bầu tụt xuống thấp xảy ra khi phần lớn nhất ở đầu của con đi qua phần hố chậu trên của mẹ. Đây là cách mà cơ thể mẹ chuẩn bị cho lúc con chào đời.

Chuyển dạ: Thường thì bé sẽ được sinh ra ở khoảng tuần 37 đến tuần 42 nên đừng quá lo lắng khi bé mãi chưa

Lởi Kết

Để ý những dấu hiệu chuyển dạ như xuất huyết, vỡ ối hay có cảm giác co thắt. Nếu bạn mang thai tới 41 hay 42 tuần thì bạn được tính là sinh muộn. Nhưng điều này rất phổ biến, bạn nên thông báo cho bác sĩ để biết những điều cần làm tiếp theo

Bs Phan Chí Thành: Chánh Văn Phòng TT Đào tạo Bệnh viện Phụ sản TW.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng