Bản tin sức khỏe Dr4women Blog Mẹ Bầu

Thạc sĩ, bác sĩ Phan Chí Thành – bệnh viện Phụ sản Trung Ương cho biết, bộ não của con phát triển nhanh hơn bất kỳ cơ quan nào, vì vậy khi sinh ra thì đầu vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ thể.

Từ lúc thụ tinh đến lúc ba tuổi, não của con đã trải qua rất nhiều sự thay đổi lớn. Khi sinh ra, bé có khoảng 100 tỷ tế bào não (nơron) và những thế bào này sẽ theo bé suốt cuộc đời. Cùng lúc đó, các liên kết thần kinh cơ bản cũng được thiết lập khiến bé có thể kiểm soát được các chức năng quan trọng như nhịp tim, nhịp thở, tiêu hóa và các phản xạ. Những mối liên kết này được hình thành một cách nhanh chóng trong suốt vài năm đầu tiên và càng nhiều mối liên hệ được thiết lập thì các chức năng tâm thần như trí nhớ, khả năng tập trung, ngôn ngữ, trí thông minh và các kỹ năng xã hội càng phát triển tốt. Đến tuổi trưởng thành, mạng lưới thần kinh cho phép suy luận, phán đoán và suy nghĩ.

Sự hình thành của bộ não

Trong suốt quá trình bé ở trong tử cung của mẹ, não bộ đã trải qua sự những sự thay đổi phát triển vượt bậc.

Tuần Hoạt động
5 Ống thần kinh phân chia tạo thành các không gian riêng biệt cho sự phát triển của các tế bào não và tế bào thần kinh – khởi đầu hiệu quả của quá trình hình thành não và hệ thần kinh trung ương.
7 Hai bán cầu não bắt đầu phân chia. Bán cầu phải chi phối khả năng sáng tạo, nhận thức không gian và tư duy phi tuyến tính; bán cầu não trái ảnh hưởng tới khả năng logic và tư duy thực tế của bé.
8 Synapse (khớp thần kinh) – cấu trúc giúp đóng và mở đường truyền các tín hiệu thần kinh, bắt đầu hình thành. Khi sinh ra bé có rất ít synapse, hầu hết chúng được hình thành trong từ hai đến ba năm đầu đời nhờ những trải nghiệm và hiểu biết của bé với thế giới xung quanh.
12 Tiểu bão của bé bắt đầu hình thành. Cùng thời điểm, hai bán cầu não bắt đầu giao tiếp với nhau tạo nên sự bùng nổ của quá trình hình thành tế bào thần kinh (gọi là quá trình tái tạo thần kinh). Vùng dưới đồi và tuyến yên cũng hình thành.
14 – 16 Phản ứng phản xạ từ tay chân hay các đặc điểm trên mặt của bé cho thấy bé đã bắt đầu đáp ứng lại các kích thích trong tử cung. Điều này cho thấy, thần kinh trong não bắt đầu hoạt động, xử lý những gì bé trải nghiệm. Điều này rùng hợp với sự trưởng thành của chồi vị giác và hoàn thiện khả năng truyền âm thành của chuỗi xương tai.
22 – 25 Quá trình hình thành các vật chất trong não hoàn thiện sau đó vỏ não bắt đầu gập tạo nên vỏ ngoài nhăn nheo với những nếp nhăn điển hình. Điều này giúp năng diện vỏ não làm tăng khả năng học tập của bé.
26 – 40 Hệ thần kinh đã hoàn thiện. Vỏ não bắt đầu gửi đi các xung điện: các nhà nghiên cứu cho tin rằng trí nhớ đã bắt đầu phát triển vì một số xung điện tạo ra do sự phản ứng lại âm thanh quen thuộc. Tiểu não ở tuần 40 lớn gấp ba lần lúc ở tuần 22 và nặng khoảng 350g.

 

Tuần thứ năm: ống thần kinh tạo nên lồi não trước (forebrain prominence)

Tuần thứ chín: những phần nhô lên sẽ tạo thành những phần khác nhau của não và bắt đầu quá trình gấp.

Cranial nerve: thần kinh sọ não

Chồi tại

Chồi mắt

Cung họng: pharyngeal arches.

Đại não (cerebrum) : phần lớn nhất của não, chia ra thành bán cầu não trái và phải.

Tiểu não: vùng chi phối sự phối hợp, chú ý và ngôn ngữ.

Cầu não

Tủy sống

Bo Nao Em Be
Bộ não của con phát triển nhanh hơn bất kỳ cơ quan nào

Tuần 13: các thùy não được hình thành. Liên kết giữa các tế bào não ở phần não trước và não sau chia thành hai phần tiểu não và thân não.

Thân não

Tiểu não

Đại não

Tuần 25: bề mặt não vẫn phẳng. Bắt đầu quá trình gấp vỏ não, các phần nhô lên là các tế bào mới hình thành.

Thùy trán

Fissures forming: hình thành khe nứt

Tiểu não phát triển

Tuần 40: bề mặt não trở nên phức tạp hơn và chứa khoảng 100 tỷ tế bào não giống như ở trẻ sơ sinh. Các mối liên kết vẫn rất cơ bản nhưng sẽ phát triển rất nhanh.

Phát triển tầm nhìn: trong vài tuần đầu tiên, các liên kết ở não giúp phát triển tầm nhìn cho bé.

Vỏ não trước trán: một phần của não quy ảnh hưởng tới việc lên kế hoạch, đưa ra quyết định và các hành vi xã hội.

Bác sĩ Phan Chí Thành chia sẻ thêm, bộ não sẽ tiếp tục lớn lên và phát triển trong suốt thời ấu thơ cho đến tuổi trưởng thành nhưng chỉ những năm đầu mới là giai đoạn nó nhạy cảm nhất.

Bs Phan Chí Thành: Chánh Văn Phòng TT Đào tạo Bệnh viện Phụ sản TW.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng