Dr4women Blog Mẹ Bầu

Mẹ bầu phù chân tưởng như là một chuyện vô cùng bình thường nhưng nó có thể làm ảnh hưởng cả mẹ lẫn con nếu mẹ chủ quan.

Giống như ốm nghén, mệt mỏi và thay đổi tâm trạng, bà bầu bị phù chân cũng là một trong những vấn đề phổ biến mà mẹ bầu phải đối mặt.  Khoảng 50% bà bầu khi mang thai đều gặp phải triệu chứng này.

Phù (hay còn gọi là sưng sinh lý), thường xuất hiện ở bàn tay, mặt, chân, mắt cá chân và bàn chân, đặc biệt là trong vài tháng cuối của thai kỳ.

Mức độ sưng có thể thay đổi tùy theo thời điểm trong ngày và thời tiết. Đôi lúc chân phù to hơn vào buổi tối và những lúc nhiệt độ tăng cao, gây nhiều bất tiện cho mẹ bầu.

Tại sao mẹ thường bị phù chân vào giai đoạn cuối thai kỳ?

Ths. Bs. Phan Chí Thành – Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến – Bệnh viện Phụ sản TW, có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị phù chân, nhất là ở ba tháng cuối thai kỳ.

Thứ nhất, tuần tuổi thai nhi càng lớn thì tử cung của mẹ bầu cũng lớn theo dần nên chèn ép cản trở tĩnh mạch chủ dưới. Cụ thể, những tĩnh mạch này phải chịu áp lực lớn do bị chèn ép. Việc chèn ép làm giảm lưu lượng bơm máu chảy về tim từ chi dưới nên máu thường bị ứ trệ lại ở chân nhiều hơn, gây ra triệu chứng phù nề. Nhất là phần mắt cá và mu bàn chân có thể nhận thấy rõ rệt.

Nik 5065

Ths. Bs. Phan Chí Thành – Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến – Bệnh viện Phụ sản TW,

Thứ hai, hiện tượng phù chân khi mang thai còn xuất phát từ nguyên nhân hocmon bị thay đổi. Chính sự thay đổi này đã khiến cho thành của tĩnh mạch mềm hơn bình thường, gây ra những cản trở trong quá trình di chuyển máu về tim.

Thứ ba, phù nề có thể là hậu quả của bệnh lý tiền sản giật, tăng huyết áp, đái ra đạm. Đây là 1 tình trạng cấp cứu sản khoa nguy hiểm có thể gây sản giật đe dọa tính mạng của cả mẹ và con. Do đó mẹ bầu khi bị phù chân cần được đo huyết áp và xét nghiệm nước tiểu để loại trừ bệnh lý tiền sản giật.

Ngoài ra, triệu chứng phù nề chân cũng có thể xuất hiện nếu mẹ bầu đứng quá lâu, hoạt động mạnh, mang giày cao gót quá nhiều.

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống của mẹ bầu nếu thiếu Kali hoặc quá nhiều muối cũng là một nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.

Phù chân khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Theo bác sĩ Thành, phù chân là một phần rất điển hình của thai kỳ. Vì vậy, hầu hết thời gian, bàn chân sưng phồng chỉ là một dấu hiệu khác cho thấy cơ thể đang làm việc chăm chỉ để phát triển sự sống nhỏ.

Tuy nhiên, đôi khi bàn chân bị sưng có thể là dấu hiệu báo động một nguy cơ nghiêm trọng hơn về đề sức khỏe như tiền sản giật hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu.

Do đó, trong quá trình mang thai, bác sĩ Thành khuyến cáo các mẹ bầu cần được đo huyết áp và xét nghiệm nước tiểu để sàng lọc tiền sản giật. Nếu huyết áp và xét nghiệm nước tiểu bình thường, mẹ bầu không nên quá lo lắng khi chân bị phù.

Đặc biệt, trong các trường hợp như khi chân có triệu chứng phù nề, thai phụ đã chủ động nghỉ dưỡng mà vẫn không thuyên giảm. Tình trạng phù nề chân kéo dài trong nhiều ngày, triệu chứng sưng phù ngày một nặng hơn, đau đầu, khó thở,… thì thai phụ cần gọi cho bác sĩ hoặc đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa để được tham khám sớm nhất.

“Tình trạng phù có thể là tín hiệu cảnh báo biến chứng tiền sản giật, nếu bệnh không được phát hiện sớm có khả năng gây tử vong cao cho cả mẹ và bé”, bác sĩ Thành nhấn mạnh.

20190304 080728 671730 Phu Chan Khi Mang T.max 1800x1800

Các biện pháp cải thiện tình trạng phù chân

Để tình trạng phù nề chân ở mẹ bầu được thuyên giảm, bác sĩ Thành đưa ra một số phương pháp đơn giản để chị em mang thai có thể áp dụng:

– Không nên đứng quá lâu, hãy dành thời gian cho đôi chân nghỉ ngơi, thư giãn.

– Nên nằm nghiêng sang trái để tử cung không chèn vào động mạch chủ và các tĩnh mạch ở khung chậu, khi nghỉ ngơi nên gác chân lên cao.

– Uống nhiều nước: Mẹ bầu nên uống tối thiểu từ 2,5-3 lít nước mỗi ngày

– Dùng nước ấm để ngâm chân khoảng 10-15 phút, cũng là một cách giúp chân thư giãn hữu hiệu, có khả năng làm giảm sưng phù.

– Tập thể dục đều đặn, nên lựa chọn môn thể dục thích hợp cho bà bầu như yoga giúp máu lưu thông một cách dễ dàng.

– Thực hiện các động tác mát xa cho đôi bàn chân như xoay bàn chân.

– Ăn nhiều rau xanh như cải bắp, rau ngót… và các loại hoa quả, trái cây. Không ăn các loại thực phẩm hay món ăn có chứa lượng lớn muối,…hạn chế dùng chất kích thích,…

– Đi những loại giày dép thoải mái, có thể hở rộng, đế thấp.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng