Tiền mãn kinh - Mãn Kinh

Đau, căng tức vú là hiện tượng thường xảy ra trong thời kỳ tiền mãn kinh. Đa phần, cảm giác đó giảm đi hơn một chút so với những gì bạn từng trải qua ngay trước kỳ kinh hoặc khi bạn mang thai, nhưng nó cũng có thể tăng mức độ hơn một chút hoặc một vài trường hợp nghiêm trọng hơn rất nhiều. Cùng Pk 4 women clinic tìm hiểu về hiện tượng này nhé.

Một số phụ nữ cảm thấy đau ở cả hai vú; những người khác thì chỉ một bên; có thể tự mất đi nhưng cũng có thể đau dai dẳng. Theo dõi cơn đau có thể giúp bạn xác định được quy luật của chúng. Khi đến tuổi mãn kinh và nồng độ hormone của bạn sẽ không quá thất thường nữa, cơn đau thường sẽ giảm bớt hoặc biến mất hoàn toàn. Nhưng sẽ luôn có một vài ngoại lệ; đặc biệt ở độ độ tuổi 70 của một vài phụ nữ.

Nguồn gốc cơn đau, căng tức vú

đau, căng tức vú ở nữ giới

Do tác động của hormon, đúng là hiện tượng này có liên quan đến sự mất cân bằng hormone, cụ thể là khi nồng độ estrogen tăng cao. Như bạn đã biết, mức độ hormone của bạn dao động rất nhiều trong thời kỳ tiền mãn kinh, đặc biệt là khi bạn đang ở giai đoạn cuối của quá trình chuyển đổi này. Bộ não của bạn đang chiến đấu với buồng trứng để xác định lượng estrogen cần sản xuất. Bộ não bảo rằng cơ thể bạn muốn nhiều hơn, nhưng buồng trứng của bạn lại không đủ tươi trẻ để đáp ứng được như lúc trước nữa. Đôi khi nhu cầu não bộ đề ra quá cao khiến cho buồng trứng của bạn phản ứng quá mức và sản xuất ra nhiều estrogen hơn bình thường. Estrogen này “không được sử dụng” vì buồng trứng của bạn cũng không tạo ra progesterone. Một dấu hiệu rất dễ nhận biết về sự tăng cao của nồng độ estrogen trong cơ thể là hiện tượng các mô vú sưng đau.

 

Ngoài ra, việc uống thuốc tránh thai hoặc sử dụng liệu pháp hormone có thể khiến ngực căng tức, đau và tăng tính nhạy cảm. Nếu việc dùng thuốc khiến bạn gặp phải những dấu hiệu trên, hãy nói với bác sĩ về liều lượng hiện tại mà bạn đang sử dụng và yêu cầu bác sĩ xem xét điều chỉnh liều. 

Liệu đó có phải là ung thư không?

Bác sĩ Phan Chí Thành trả lời:  Phải chăng còn điều gì khác khiến phụ nữ lo lắng hơn khi bộ ngực của cô ấy gặp phải vấn đề nào đó? Hãy nhớ một điều: Mặc dù một khối u có thể gây đau, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Thông thường, ung thư vú hình thành dưới dạng các cục nhỏ, cứng và đặc biệt là không đau. Tuy nhiên, bạn nên đề cập vấn đề này với bác sĩ. Có một vài ý kiến trái chiều về tần suất phụ nữ trong độ tuổi 40 nên chụp X-quang tuyến vú, vì vậy bạn có thể muốn tham khảo ý kiến bác sĩ của mình. Nếu vẫn chưa đầy một năm kể từ lần khám sức khỏe cuối cùng của bạn, hãy hỏi bác sĩ của bạn để được khám sớm hơn hoặc bạn cũng có thể siêu âm để tìm các u nang, thứ làm bạn cảm thấy khó chịu nhưng lại không thể sờ thấy chỉ qua thăm khám thông thường. Các u nang có thể to lên đáp ứng với những thay đổi về nội tiết tố. Nếu có thể, hãy cố gắng lên lịch chụp nhũ ảnh hoặc siêu âm vào một thời điểm trong tháng khi mà vú của bạn không bị căng đau. Nếu bạn đã theo dõi kĩ, bạn hoàn toàn có thể dự đoán được thời điểm đó.

Các biện pháp giảm đau, căng tức vú

     

    

cách chữa đau, căng tức vú

 Trước tiên, hãy thử mặc một chiếc áo ngực phù hợp. Nhưng vì phần trên cùng của một chiếc gọng thường chạm vào chỗ đau, bạn có thể muốn mặc một chiếc áo ngực không gọng vào những ngày mà bạn thấy không thoải mái nhất. Đệm sưởi và một chai nước nóng có thể giúp giảm sưng và đau vú. Một số bác sĩ khuyên bạn nên cắt giảm lượng caffeine và muối, nhưng không có nhiều bằng chứng cho thấy điều này có ích. Ở các nước châu Âu, dầu hoa anh thảo thường được khuyên dùng để giảm đau, căng tức vú, nhưng các nghiên cứu về hiệu quả của chúng cho thấy nhiều kết quả khác nhau.

      Bạn có thể muốn thử các kỹ thuật giảm đau khác nhau như thiền định và thư giãn. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như Ibuprofen hay Paracetamol cũng có hiệu quả. Bên cạnh đó, một số phụ nữ thích các phiên bản kem, đã được chứng minh là có tác dụng trong hai nghiên cứu ngẫu nhiên, có đối chứng với giả dược. Lưu ý không nên thoa kem progesterone vào mô vú. Nếu cơn đau vẫn tiếp diễn, hãy nói chuyện với bác sĩ về các loại thuốc giảm đau theo toa như danazol và bromocriptine. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng những loại thuốc này có thể có những tác dụng phụ đáng kể, bao gồm giảm ham muốn tình dục và tăng cân.

     Nếu cơn đau vào ban đêm khiến bạn không thể chịu được, hãy thử hỏi bác sĩ của bạn về loại thuốc giảm đau có tác dụng kéo dài 8-12 tiếng để có một giấc ngủ thoải mái hơn. Ý tưởng không dùng thuốc bao gồm mặc áo lót nâng đỡ khi đi ngủ; nó cũng giúp bạn dễ chịu hơn và có thể giúp bạn ngủ tốt hơn. Ngoài ra mang theo một chai nước nóng để chườm ấm cũng là một giải pháp đáng cân nhắc.

 

Các triệu chứng tiền mãn kinh rất khác nhau ở mỗi người, và chứng đau, căng tức vú là một ví dụ điển hình. Bạn có thể cảm thấy ngực mềm và đau, giống như khi cơ bị kéo căng hoặc bầm tím. Đôi khi cơn đau bắt đầu ở vú, điển hình là góc trên bên ngoài, sau đó lan ra dưới cánh tay, sang vai hoặc ra sau lưng. Pk 4 women clinic luôn đồng hành cùng bạn trong việc bảo vệ sức khỏe tiền mãn kinh – mãn kinh.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng