Mẹ Bầu

Trong thai kỳ, ba tháng đầu tiên mẹ bầu cần chú ý đến các thực phẩm mà mình ăn uống. Bởi vì, nhiều thực phẩm nhìn rất ngon mắt nhưng khi phụ nữ mang thai ăn vào sẽ ảnh hưởng cho cả mẹ và bé. 

Nội dung

Thịt cá chưa được nấu chín

Thịt tái
Ăn đồ chưa nấu chín dễ bị nhiễm vi khuẩn cho mẹ bầu

Thực phẩm tươi sống chứa nhiều vi khuẩn dễ gây ngộ độc thực phẩm như:  toxoplasmosis, salmonella hoặc listeria,…. Khi mẹ bầu ăn phải những thực phẩm chứa toxoplasmosis có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm cho thai nhi như sẩy thai hoặc lưu thai, em bé được sinh ra dễ bị úng tủy, động kinh. Con đường lây truyền của vi khuẩn toxoplasmosis từ thức ăn, dạng mô của ký sinh trùng (một nang siêu nhỏ bao gồm các bradyzoite) có thể truyền sang người bởi: ăn thịt chưa nấu chín, thịt bị ô nhiễm (đặc biệt là thịt lợn, thịt cừu và thịt nai) hoặc động vật có vỏ (như hàu, sò và trai); vô tình ăn phải thịt chưa nấu chín, thịt bị ô nhiễm hoặc động vật có vỏ sau khi xử lý và không rửa tay kỹ (Toxoplasma có thể được hấp thụ qua da nguyên vẹn); ăn thực phẩm bị ô nhiễm bởi dao, dụng cụ, thớt hoặc các thực phẩm khác có tiếp xúc với thịt hoặc động vật có vỏ sống, bị ô nhiễm; uống sữa dê chưa tiệt trùng (tachyzoites)  

 

Đối với vi khuẩn salmonella, listeria,… thường làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, ngộ độc và ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Chị em cũng nên tránh các sản phẩm nấu tái, hun khói vì nó cũng có khả năng gây ảnh hưởng sức khỏe. mẹ bầu nên tránh các món ăn sau: hải sản hun khói, hải sản đông lạnh, thịt nguội tươi, nem chua, thịt ủ chua, động vật có vỏ chưa nấu chín, sushi, …

Nên nấu chín thực phẩm, để hệ tiêu hóa tiêu thụ tốt và đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu.

Không nên ăn sống các loại rau mầm, rau sống

Khả năng vi khuẩn nằm trong hạt giống trước khi cây được gieo trồng. Khi trồng ở các vùng đất, rau cũng có thể ủ nhiều loại vi khuẩn khác nữa. Để rửa sạch rau là điều rất khó. Ăn rau mầm, rau sống sống khả năng phụ nữ mang thai bị nhiễm khuẩn gây ngộ độc thực phẩm rất cao. Vì vậy mẹ bầu nên tránh ăn các loại rau mầm,rau sống này.Mẹ bầu có thể ăn chúng nếu được rửa kĩ và nấu chín. 

Hải sản chứa chất thủy ngân

Các loại hải sản đặc biệt là cá rất giàu protein và axit béo omega-3 tốt cho não bộ và mắt cho mẹ bầu. Tuy nhiên không phải loại cá nào cũng tốt cho sức khỏe, nhiều loại có chứa hàm lượng thủy ngân cao mà chị em nên biết. Thủy ngân là một chất có thể làm chậm sự phát triển của thai nhi, gây tổn thương não, ảnh hưởng đến thính giác và thị giác của em bé. Ở tam cá nguyệt đầu tiên phụ nữ mang thai cần tránh các loại cá sau: cá ngừ mắt to, cá thu vua, cá cam, … vì nó chứa hàm lượng thủy ngân rất cao. Những loại cá chứa hàm lượng thủy ngân vừa phải nên ăn 1 lần/1 tuần: cá chép, cá vược, cá mú, ….

Cá càng lớn thì hàm lượng thủy ngân càng cao. Đối với cá, hải sản, Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm khuyến khích khi mang thai, các mẹ bầu nên ăn tôm, cá hồi, cá cơm, cá rô phi, cá minh thái. Những loại cá và hải sản này chứa ít thủy ngân, được chứng minh là an toàn đối với thai phụ.

Rượu và đồ uống có cồn

Rượu bia
Rượu, bia gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi và người mẹ

Nghiên cứu đã chỉ ra khi thai nhi được thụ thai khi người mẹ trong tình trạng say xỉn, thì chất lượng thai nhi rất kém. Bởi thế trong quá trình muốn thụ thai và đã mang thai chị em nên hạn chế nhất có thể các thức uống có cồn như rượu, bia. Khi uống các loại thức uống này sẽ được truyền trực tiếp sang con, như vậy khả năng em bé bị dị tật rất cao. Bên cạnh đó thai nhi cũng phát triển kém và ảnh hưởng rất nhiều đến hệ thần kinh khi mẹ chúng sử dụng rượu bia quá mức. 

Cà phê

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng caffeine dư thừa có thể làm tăng nguy cơ sảy thai trong 3 tháng đầu thai kỳ. Mức tiêu thụ caffeine an toàn cho mẹ nằm ở ngưỡng 200 miligam/1 ngày, tương đương khoảng 1 ly cà phê. Nếu có thể, chị em nên kiêng hẳn cà phê hoặc giảm bớt mức độ uống của mình lại. Caffeine không chỉ có ở cà phê mà còn có ở các loại nước ngọt bày bán trên trị trường. Mẹ bầu phải chú ý khi sử dụng các loại nước giải khát để tránh dung nạp loại chất không tốt như caffeine.

Không nên bổ sung vitamin A

Vào những tháng thai kỳ đầu tiên của mẹ bầu, chị em không cần bổ sung vitamin A. Vì hàm lượng vitamin A cao có thể gây độc hại cho em bé gây dị tật bẩm sinh cho gan của bé. Khi ăn uống thường ngày các loại rau củ quả đã đáp ứng đủ lượng vitamin A tương đối đủ cho mẹ bầu. 

Nhiều mẹ bầu cùng một lúc uống nhiều loại vitamin hoặc tự tăng liều trong một ngày thay vì uống 1 viên/ngày thì tăng gấp đôi cho nhiều dinh dưỡng. Khi đó chị em uống nhiều loại dẫn đến dư thừa, gây ảnh hưởng cho mẹ và bé.

Theo lời khuyên của nhiều bác sĩ, phụ nữ mang thai nên bổ sung vitamin A và cuối thai kỳ. FDA khuyến cáo phụ nữ mang thai nên dùng vitamin A dưới dạng beta-carotene, được tìm thấy trong trái cây và rau quả cũng như nhiều chất bổ sung và không bị coi là độc hại.

Các loại rau của quá gây co bóp tử cung

Theo kinh nghiệm dân gian, một số loại rau củ khi phụ nữ mang thai 3 tháng đầu ăn vào dễ gây co bóp tử cung dẫn đến sảy thai, sinh non rất nguy hiểm. Đặc biệt các mẹ có dấu hiệu dọa sinh non, dọa sảy nên tránh các loại rau củ quả sau: dứa, đu đủ xanh, ngải cứu, mướp đắng, rau ngót, rau chùm ngây, rau răm, …

Tam cá nguyệt thứ nhất là giai đoạn thai nhi bắt đầu làm quen với cơ thể người mẹ, cũng là giai đoạn mẹ bầu cảm thấy sự thay đổi nhiều hơn trong mình. Vì vậy các mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống của mình để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé. Hãy yêu cầu bác sĩ của mình tư vấn về chế độ ăn uống và bổ sung thực phẩm, để chị em có một thai kỳ khỏe mạnh. 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng