Mẹ Bầu

Tiểu đường thai kỳ là bệnh nguy hiểm mà không mẹ bầu nào muốn nhưng lại là bệnh dễ mắc và đang có xu hướng ngày càng tăng. Vậy tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào đối với mẹ và bé? Bài viết dưới đây giúp mẹ bầu nắm rõ thông tin tránh tối đa rủi ro mắc bệnh và có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn cho cả mẹ và bé.

Nội dung

Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý gây ra bởi sự rối loạn lượng đường trong máu ở bất kỳ giai đoạn nào nhưng thường được phát hiện từ tháng thứ 4 của thai kỳ và thường tự khỏi sau khi sinh khoảng 06 tuần.

Giống như các loại bệnh tiểu đường khác, bệnh tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đường (glucose) của các tế bào trong cơ thể và là nguyên nhân gây ra lượng đường cao trong máu. Bệnh gây ra lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến thai kỳ và sức khỏe của em bé.

Ai có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ?

Ai cũng có thể mắc tiểu đường thai kỳ, nhưng những nhóm sau đây phải đối mặt với nguy cơ cao hơn gồm:

  • Từ 40 tuổi trở lên
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường loại 2 hoặc người thân độ 1 (mẹ hoặc chị gái) bị tiểu đường thai kỳ
  • Thừa cân, béo phì trước và trong khi mang thai.
  • Đã có tiền sử mức đường huyết tăng cao 
  • Bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước
  • Đã từng có Hội chứng buồng trứng đa nang
  • Trước đây đã sinh em bé lớn (nặng hơn 4,5kg)
  • Đang dùng một số loại thuốc chống loạn thần hoặc steroid
  • Đã tăng cân quá nhanh trong nửa đầu của thai kỳ.

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường thai kỳ

Khi mang thai, nhau thai sản xuất hormone giúp em bé tăng trưởng và phát triển. Nhưng đồng thời những hormone này cũng ngăn chặn hoạt động của insulin của mẹ. Quá trình này được gọi là kháng insulin. 

Do tình trạng kháng insulin này, nhu cầu insulin trong thai kỳ cao gấp 2 đến 3 lần so với bình thường. Nếu mẹ bầu đã bị kháng insulin, thì cơ thể có thể không thể kiểm soát được nhu cầu sản xuất insulin thêm và mức đường huyết sẽ cao hơn dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ.

Mặt khác, trong thời kỳ bầu bí, nhau thai tạo ra các loại nội tiết tố giúp thai nhi phát triển. Những nội tiết tố này lại vô tình gây ra một số tác động xấu đến insulin, dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố và hậu quả là gây ra bệnh.

Biểu hiện của bệnh tiểu đường thai kỳ

Bệnh diễn ra thầm lặng vì thường không gây ra bất kỳ triệu chứng. Hầu hết các trường hợp chỉ được phát hiện khi đi khám thai định kỳ và tầm soát tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, bạn có thể nhận ra một vài biểu hiện tiểu đường thai kỳ sau đây:

  • Cảm thấy thường xuyên khát nước, hay thức giấc giữa đêm để uống nước;
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày và lượng nước tiểu cũng nhiều hơn so với các thai phụ khác;
  • Khi bị trầy xước, vết thương sẽ rất lâu lành;
  • Dễ bị nhiễm nấm ở vùng kín, dùng thuốc trị nấm thông thường không hiệu quả.
  • Dấu hiệu sụt cân, mệt mỏi, thiếu sức sống.

Xem thêm: mẹ bầu bị sốt

Biến chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ

Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, em bé của bạn có thể tăng nguy cơ:

  • Cân nặng khi sinh quá mức. Lượng đường trong máu cao của mẹ bầu có thể khiến em bé to hơn và nặng hơn hơn mức bình thường có thể sẽ bị chấn thương và gây khó khăn cho mẹ khi đẻ thường
  • Sinh non: Lượng đường trong máu cao có thể làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh nở của mẹ. Hoặc sinh non vì em bé lớn hơn mức bình thường
  • Suy hô hấp: Em bé sinh ra sớm với các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể gặp phải hội chứng suy hô hấp – một tình trạng gây khó thở nghiêm trọng.
  • Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết). Đôi khi em bé có lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) ngay sau khi sinh. Các đợt hạ đường huyết nghiêm trọng có thể gây co giật ở trẻ. 
  • Nguy cơ trong tương lai, em bé sẽ bị mắc bệnh béo phì và tiểu đường loại 2 cao hơn.
  • Thai chết lưu. Bệnh không được điều trị có thể dẫn đến việc mất em bé trước hoặc ngay sau khi sinh.

Các biến chứng có thể ảnh hưởng đến mẹ bầu: Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ:

  • Huyết áp cao và tiền sản giật. Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ huyết áp cao, cũng như tiền sản giật – một biến chứng nghiêm trọng của thai kỳ gây ra huyết áp cao và các triệu chứng khác có thể đe dọa đến cuộc sống của cả mẹ và bé.
  • Bệnh tiểu đường trong tương lai. Nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, có nhiều khả năng bị lại bệnh trong lần mang thai sau này. Bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn trong tương lai

Cách phòng ngừa và chữa trị của bệnh tiểu đường thai kỳ

Mẹ hoàn toàn có thể giảm thiểu rủi ro của bệnh nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị tốt. 

  • Phòng ngừa

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường được quản lý bằng cách theo dõi lượng đường trong máu, gặp chuyên gia dinh dưỡng để được giúp đỡ với kế hoạch ăn uống lành mạnh và, nếu có thể, tham gia hoạt động thể chất thường xuyên. Một số mẹ bầu có thể cần tiêm insulin trong thai kỳ để giúp kiểm soát lượng đường trong máu cho đến khi em bé chào đời. Bên cạnh đó, đừng quên đến khám thai định kỳ trong suốt quá trình mang thai. Đặc biệt là giai đoạn khoảng tuần thứ 22-24, mẹ bầu phải làm xét nghiệm đường huyết bởi đây là 1 trong những xét nghiệm quan trọng của quá trình thai kỳ

  • Chữa trị:

Nếu không may bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, bên cạnh việc mẹ phải tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, mẹ bầu cần tuân thủ chế độ ăn phù hợp: đủ chất đạm, chất béo, đường, vitamin, muối khoáng và nước với khối lượng hợp lý. Tăng cân vừa phải 8 đến 12 cân trong cả thai kỳ. Tránh ăn quá nhiều tăng cân quá mức. Tập thể dục đều đặn các môn thể thao an toàn cho phụ nữ có thai ví dụ như bơi, đi bộ… Kiểm soát đường huyết theo phác đồ, tuân thủ giờ tiêm và liều lượng tránh bị tụt đường huyết. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần tự theo dõi đường máu thường xuyên nhiều lần trong ngày tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Lời kết

Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết trên, mẹ bầu sẽ “bỏ túi” cho mình những thông tin hữu ích của bệnh tiểu đường thai kỳ.

Với mong muốn giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông, phòng khám 4Women Clinic đã và đang cung cấp các gói thăm khám, tầm soát tiểu đường thai kỳ, siêu âm thai định kỳ dành cho các mẹ bầu với mức giá hợp lý, tiện ích và cực kì dễ dàng. Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, 4Women Clinic cam kết là địa chỉ hoàn hảo đồng hành cùng mẹ và bé trong suốt quá trình mang thai.

4women Clinic được thành lập Bác sỹ Phan Chí Thành, Chánh Văn Phòng TT Đào tạo, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Phòng khám có đội ngũ bác sỹ công tác tại Bệnh viện Phụ sản TW, trình độ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, vô sinh, y học tình dục và cùng hệ thống máy siêu âm Voluson E10 tối tân, giúp chẩn đoán trước sinh chính xác nhất.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng