Bản tin sức khỏe

Đau khi giao hợp hay dyspareunia là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ đi khám sản khoa hàng đầu. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề khiến các nhà lâm sàng gặp khó khăn trong cả việc chẩn đoán lẫn điều trị. Nhưng đây không phải là một bệnh nan y không có cách giải quyết. 

1. Khám chứng đau khi quan hệ 

Có nhiều test và xét nghiệm hỗ trợ các bác sĩ nghi ngờ và chẩn đoán chứng đau khi giao hợp. Bác sĩ sẽ bắt đầu với việc khai thác tiền sử bệnh sử liên quan tới tình dục và tình trạng sức khỏe chung. Những câu hỏi bạn có thể gặp phải bao gồm: 

  • Bạn thấy đau khi nào và đau ở vị trí nào? 
  • Có tư thế hay bạn tình nào khiến bạn đau không hay lúc nào cũng đau? 
  • Ngoài giao hợp tình dục ra còn những hoạt động nào khác cũng khiến bạn đau không? 
  • Bạn đời của bạn có muốn tham gia vào hoạt động điều trị này không? 
  • Có những vấn đề nào khác khiến bạn đau hơn không? Ví dụ như căng thẳng, mệt mỏi hay bệnh lý nào đó? 

Sau quá trình hỏi bệnh, các bác sĩ sẽ khám lâm sàng bao gồm khám sàn chậu và khám cơ quan sinh dục ngoài. Trong quá trình đó, các bác sĩ sẽ tìm các dấu hiệu như: 

  • Khô teo mô sinh dục 
  • Viêm, nhiễm trùng 
  • Vấn đề bất thường giải phẫu 
  • Mụn cóc sinh dục 
  • Sẹo xơ sinh dục 
  • Khối bất thường 
  • Lạc nội mạc tử cung 
  • Căng cứng cơ bất thường 

Khám trong sẽ cần dùng tới mỏ vịt, dụng cụ giúp nong âm đạo thể thuận tiện cho việc quan sát và lấy mẫu bệnh  phẩm. Trong quá trình này, các bác sĩ sẽ test mức độ và vị trí đau bằng cách dùng tăm bông ân lên những mô sinh dục trong. 

Các xét nghiệm cận lâm sàng có thể thực hiện bao gồm: 

  • Siêu âm vùng chậu 
  • Xét nghiệm vi sinh nếu có nghi ngờ viêm nhiễm 
  • Xét nghiệm nước tiểu 
  • Xét nghiệm dị ứng nếu có nghi ngờ 
  • Nếu cần thiết, các bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm thêm những kiểm tra liên quan tới tâm lý 

2. Tiêu chuẩn chẩn đoán chứng đau khi quan hệ 

Theo khuyến cáo mới nhất của hiệp hội tâm thần học Hoa Kì (APA) về những tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh lý tâm thần mới nhất (DSM 5), Chứng đau khi quan hệ hay Rối loạn đau vùng chậu – sinh dục/ đau khi thâm nhập (mã F52.6). 

Tiêu chuẩn chẩn đoán: 

A. Gặp khó khăn với một (hoặc nhiều) tình trạng sau: 

  1. Thâm nhập âm đạo khi quan hệ tình dục 
  2. Đau âm hộ âm đạo nhiều hoặc đau vùng chậu khi thâm nhập âm đạo hay tác động lên vùng sàn chậu 
  3. Sợ hay lo lắng về tình trạng đau âm hộ âm đạo hay đau vùng chậu trước, trong và sau khi thâm nhập âm đạo 
  4. Co cứng hay co thắt đáng kể cơ vùng sàn chậu trong khi thâm nhập âm đạo

B. Các triệu chứng ở tiêu chuẩn A kéo dài ít nhất 6 tháng 

C. Các triệu chứng ở tiêu chuẩn A gây nên sự đau khổ trên lâm sàng với người bệnh 

D. Rối loạn tình dục này không phải kết quả của những rối loạn không phải tâm thần hay hậu quả của mâu thuẫn trong mối quan hệ (ví dụ bạo hành) hay những tác nhân stress khác, cũng không phải kết quả của việc dùng các chất/ thuốc hay bệnh lý khác 

 

Phân loại bao gồm: 

  • Bẩm sinh (lifelong): bất thường xảy ra từ lần quan hệ tình dục đầu tiên 
  • Mắc phải (acquired): bất thường xảy ra sau một giai đoạn chức năng tình dục bình thường 

Mức độ nặng: 

  • Nhẹ: Những triệu chứng ở tiêu chuẩn A gây ra đau khổ mức độ nhẹ 
  • Trung bình: Những triệu chứng ở tiêu chuẩn A gây ra đau khổ mức độ trung bình 
  • Nặng: những triệu chứng ở tiêu chuẩn A gây ra đau khổ ở mức độ nặng nề 

Dr4women

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng