Bản tin sức khỏe

Miền Bắc chuyển lạnh kèm mưa dông nhiều nơi khi đón không khí lạnh tăng cường từ tối và đêm 8/4. Nền nhiệt tại nhiều nơi giảm, miền núi có thể chuyển rét dưới 18 độ C.

Ngày 8/4, nhiều nơi ở miền Bắc chịu ảnh hưởng bởi không khí lạnh cường độ yếu gây mưa nhỏ vào sáng sớm, trời chuyển lạnh.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết rạng sáng 9/4, không khí lạnh tiếp tục gây ra mưa dông nhiều nơi ở Đông Bắc Bộ, trong đó có Hà Nội. Lúc này, nền nhiệt tại miền Bắc dao động trong ngưỡng 18-24 độ C, trời lạnh về đêm và sáng sớm, vùng núi có nơi chuyển rét dưới 18 độ C.

Kiểu thời tiết này còn được dân gian gọi là “rét nàng Bân”, chỉ đợt lạnh cuối mùa đông xuân ở miền Bắc, xuất hiện sau khi khu vực đã có nhiều ngày nắng nóng.

Đón rét nàng Bân, miền Bắc mưa dông - 1

Đón không khí lạnh cuối mùa, miền Bắc chuyển lạnh kèm mưa dông nhiều nơi ngày 9/4 (Ảnh: Mạnh Quân).

Ngày 9/4, khu vực Tây Bắc và Trung Trung Bộ cũng kết thúc nắng nóng cục bộ, thời tiết dễ chịu hơn. Tuy nhiên, cơ quan khí tượng cảnh báo người dân đề phòng mưa dông xuất hiện sau nắng nóng có thể đi kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Theo dự báo, miền Bắc duy trì tình trạng mưa, trời lạnh đến khoảng ngày 11/4, sau đó nền nhiệt tăng nhanh trở lại. Thời tiết cuối tuần sẽ khô ráo và oi nóng.

Tại Tây Nguyên và Nam Bộ, nắng nóng tiếp tục gia tăng trên diện rộng và diễn biến gay gắt ở nhiều nơi. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bước vào thời kỳ xâm nhập mặn tăng cao, duy trì trong các ngày 9-13/4.

Dự báo thời tiết ngày 9/4 tại các vùng trên cả nước: 

– Hà Nội: Có mưa, mưa nhỏ, gió đông bắc cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 20-22 độ C, cao nhất 24-26 độ C.

– Phía Tây Bắc Bộ: Mưa nhỏ rải rác, riêng khu Tây Bắc mưa rào kèm dông vài nơi, đề phòng nguy cơ lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Đêm và sáng trời lạnh, vùng núi có nơi chuyển rét. Nhiệt độ thấp nhất 22-25 độ C; cao nhất 25-28 độ C.

– Phía Đông Bắc Bộ: Mưa, mưa nhỏ rải rác. Gió đông bắc đến đông cấp 2-3. Đêm và sáng có nơi trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét. Nhiệt độ thấp nhất 18-21 độ C; cao nhất 24-27 độ C.

– Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế: Phía bắc nhiều mây, mưa nhỏ rải rác. Phía nam mưa rào vài nơi, trưa chiều trời nắng. Nhiệt độ thấp nhất 23-26 độ C; cao nhất phía bắc 25-28 độ C, phía nam 30-33 độ C.

– Từ Đà Nẵng đến Bình Thuận: Đêm mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Nhiệt độ thấp nhất 24-27 độ C; cao nhất 31-34 độ C.

 Tây Nguyên: Ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ thấp nhất 20-23 độ C; cao nhất 34-37 độ C, có nơi trên 37 độ C.

– Nam Bộ: Ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ thấp nhất 25-28 độ C; cao nhất 34-37 độ C, có nơi trên 37 độ C.

Bác sĩ Phan Chí Thành – Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo – Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Trung ương – cho biết, trong những tháng đầu của thai kỳ, nếu thường xuyên tiếp xúc với thời tiết lạnh thì mạch máu của người phụ nữ mang thai bị co lại, dẫn đến tuần hoàn dinh dưỡng từ mẹ sang con sẽ bị giảm đi và tăng nguy cơ thai nhỏ hơn bình thường. Khi đến quý 3 của thai kỳ thì lại phát sinh ra bệnh tăng huyết áp. Đây là nguy cơ dẫn đến tiền sản giật ở bà mẹ mang thai. Tiền sản giật là giai đoạn xảy ra trước khi lên cơn sản giật – một biến chứng hết sức nguy hiểm đối với sản phụ và thai nhi.

Bên cạnh đó, thời tiết lạnh ẩm mùa đông –xuân rất dễ khiến phụ nữ mang thai mắc bệnh cúm, bệnh đường hô hấp, cảm lạnh. Điều này cũng rất nguy hiểm trong quá trình mang thai nếu không được điều trị kịp thời, dứt điểm.

Để phòng nguy cơ tăng huyết áp và tiền sản giật cũng như tránh nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm trong mùa lạnh, BS Phan Chí Thành khuyến cáo, phụ nữ mang thai cần phải mặc trang phục kín gió, nhiều lớp để giữ ấm cho cơ thể đồng thời cũng dễ cởi bỏ nếu thấy nóng bức.

Khi rửa tay, chân, vệ sinh cá nhân, hay tắm đều phải sử dụng nước ấm, không tắm nước quá nóng hoặc lạnh. “Chẳng hạn, chúng ta rửa tay, khi mở vòi nước thì phải chờ nước ấm mới cho tay vào. Nếu rửa tay ngay bằng nước lạnh, thì không chỉ bàn tay mà cả cơ thể chúng ta sẽ nhận tín hiệu đang bị lạnh và sẽ khởi phát phát toàn bộ hệ thống co mạch toàn thân”, BS Thành nói.

Với những phụ nữ đã có tiền sử tăng huyết áp hoặc tiền sản giật ở lần mang thai trước thì cần chú trọng kiểm soát huyết áp, tiểu đường. Thai phụ cần phải uống thuốc điều trị huyết áp đều đặn, thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ và cần được dự phòng tiền sản giật ngay từ những tháng đầu của thai kỳ. Chị em tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc hoặc bỏ thuốc. Đặc biệt, trong những ngày thời tiết lạnh thì cần đo huyết áp thường xuyên để phát hiện sớm những bất thường.

Trời càng lạnh thì cơ thể càng tiêu hao nhiều năng lượng. Do đó, thai phụ nên nên thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, cân đối để bù đắp năng lượng thiếu hụt, đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cả mẹ và con. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều quá cùng một lúc thì đường máu tăng lên rất nhanh, có nguy cơ bị rối loạn chuyển hóa. Vì vậy, bà mẹ mang thai nên chia nhỏ khẩu phần, ăn thành nhiều bữa (5 – 6 bữa/ngày) để tránh bị đói quá hoặc no quá./.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng