Bản tin sức khỏe

Mang thai dễ khiến bạn bị trĩ, giãn tĩnh mạch ở chân và đôi khi ngay cả trong âm hộ vì những lý do sau:

  • Sự phát triển của thai nhi trong thai kỳ

 Trong quá trình thai kỳ, em bé ngày càng phát triển thì tử cung của người mẹ sẽ lớn hơn khi mang thai gây áp lực hơn và gây áp lực vào xương chậu. Sự tăng trưởng này gây này gây áp lực lớn lên các tĩnh mạch gần hậu môn và trực tràng, khiến các tĩnh mạch này bị sưng, đau, khó chịu.

  • Thay đổi nội tiết tốt khi mang thai

Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể chị em có sự thay đổi vô cùng rõ rệt. Nồng độ hormne progesterone tăng cao khiến kết cấu các mô nhất là các mô ở thành tĩnh mạch lỏng lẻo. Điều này làm tĩnh mạch dễ bị sưng, tăng thể tích máu, làm mở rộng tĩnh mạch gây ra bệnh trĩ khi mang thai.

  • Thể tích máu tăng lên trong giai đoạn mang thai

Sự gia tăng lưu lượng máu trong thời gian mang thai, có thể tăng hơn 35 – 40% để cung cấp đủ cho cả mẹ và bé. Do đó, các van và thành mạch phải hoạt động nhiều hơn bình thường. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ khi mang thai không thể bỏ qua.

  • Táo bón

Táo bón là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở hầu hết mọi người. Đặc biệt, với phụ nữ mang thai, táo bón là tình trạng thường xuyên xảy ra. Có khoảng 38% phụ nữ mang thai bị táo bón tại một số thời điểm nhất định trong thai kỳ. Nguyên nhân là do rối loạn của hệ tiêu hóa, việc sử dụng viên sắt hay sự lớn lên của thai nhi trong tử cung đè lên ruột gây ra tình trạng táo bón kéo dài. Ngoài ra, các chất bổ sung sắt trong thai kỳ cũng có thể gây táo bón. Bị táo bón khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ nội và trĩ ngoại.

Ngoài ra, thực tế, có nhiều nguyên nhân tác động lên hậu môn làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ khi mang thai như: mẹ tăng cân quá nhiều, ngồi hoặc đứng quá lâu trong thời gian dài, ít vận động.

Triệu chứng của bệnh trĩ khi mang thai là gì?

Theo các chuyên gia, dấu hiệu nhận biết bà bầu bị trĩ phụ vào loại trĩ mắc phải. Theo thống kế, phụ nữ mang thai dễ bị trĩ ngoại hơn trĩ nội.

  • Trĩ nội là trĩ hình thành bên trong ống hậu môn, lâu ngày sẽ sa ra ngoài và không thể thụt vào trong. Mang thai khiến áp lực từ tử cung tăng lên và hình thành bệnh trĩ nội. Các dấu hiệu có thể bao gồm:
    • Đi ngoài ra máu: Người bệnh có thể thấy máu trên giấy vệ sinh hoặc dính trên phân.
    • Sa búi trĩ: Điều này xảy ra trong các trường hợp nghiêm trọng, búi trĩ có thể sa ra bên ngoài. Sa búi trĩ có thể gây đau, khó chịu.
  • Trĩ ngoại là hiện tượng các búi trĩ nằm bên rìa hậu môn, có thể thấy được khi thành hình. Các triệu chứng thường bao gồm:
    • Ngứa quanh hậu môn
    • Xuất hiện khối u cứng, mềm gần hậu môn
    • Đau hậu môn, tình trạng này thường nghiêm trọng hơn khi ngồi
    • Chảy máu hậu môn hoặc gây đau đớn nghiêm trọng trong lúc đi vệ sinh

Các triệu chứng trĩ ngoại có thể xuất hiện và được cải thiện sau vài ngày. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể phát triển một cục máu đông ở bên trong búi trĩ ngoại. Tình trạng này được gọi là trĩ huyết khối. Búi trĩ này thường cứng, viêm và gây đau đớn nghiêm trọng.

Bị trĩ khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé?

  • Đối với mẹ bầu:
    • Gây sinh khó do búi trĩ chèn ép, làm hẹp đường sinh thường.
    • Bệnh trĩ có thể gây ngứa và khó chịu nhẹ – hoặc hết sức đau đớn. Đôi khi chúng thậm chí gây chảy máu trực tràng, đặc biệt là khi bạn đi tiêu.
    • Có cảm giác đau đầu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, đây là dấu hiệu cho thấy mẹ bị thiếu máu khi bị trĩ
    • Búi trĩ có kích thước lớn, máu chảy thành từng tia khi đi đại tiện
    • Sa búi trĩ, búi trĩ không thể co lại mà lòi hẳn ra ống hậu môn gây ra các cơn đau khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe.
    • Khi bị trĩ, sẽ gây khó khăn khi sinh thường. Nhưng mẹ cũng không nên quá lo lắng vì chị em bầu bị bệnh trĩ hoàn toàn có thể sinh thường được. Trong trường hợp trĩ sưng quá to, gây đau đớn, không thể đại tiện được, cần sự can thiệp của phẫu thuật.
      • Đối với thai nhi
        • Vùng hậu môn bị viêm, có thể gây nhiễm trùng sơ sinh đối với em bé khi sinh thường
    • Cách phòng tránh bệnh trĩ khi mang thai như thế nào?
      Để phòng ngừa bị trĩ khi mang thai, trước tiên cần tránh bị táo bón. Một số cách ngăn ngừa táo bón có thể kể đến như sau:

      • Sử dụng thường xuyên và cung cấp nhiều chất xơ cho cơ thể bằng các loại trái cây; các loại rau; các loại đậu như đậu lăng và đậu xanh; các loại hạt
      • Cung cấp nhiều nước cho cơ thể. Phụ nữ mang thai nên uống đủ 3 lít nước mỗi ngày
      • Hạn chế việc nhịn đi tiểu khi có nhu cầu bởi có thể gây ra tình trạng táo bón, là nguyên nhân gây bệnh trĩ ở bà bầu
      • Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu trong thời gian dài.Hãy cố gắng dừng lại sau 30 phút, vận động nhẹ nhàng cơ thể bằng cách đi bộ (khoảng vài phút) để làm giảm áp lực lên khu vực hậu môn
        • Khi nằm nên nằm nghiêng để làm giảm áp lực xuống các tĩnh mạch trực tràng
        • Nếu thường xuyên bị táo bón và tình trạng này không cải thiện, nên hỏi ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc nhuận tràng mà thai phụ có thể dùng
      • Bên cạnh việc tránh táo bón, thai phụ cũng nên thực hiện và tránh những điều sau để phòng ngừa bị trĩ khi mang thai:
        • Tránh bưng bê hoặc nâng vật nặng vì sẽ làm tăng áp lực lên vùng bụng và hông chậu
        • Nếu bị ngứa, nên tránh làm trầy xước da vì có thể ảnh hưởng đến thành tĩnh mạch
        • Tránh ăn các loại thực phẩm có nhiều gia vị, vì có thể làm tình trạng ngứa nặng hơn và bị táo bón
        • Tránh ăn các loại thực phẩm nhiều muối, thức ăn mặn, vì sẽ gây tích nước, làm tăng khối lượng dòng máu lưu thông
        • Tránh tăng cân quá nhiều, gây áp lực lên trực tràng, làm tăng nguy cơ bệnh trĩ ở bà bầu
        • Nên tập luyện thể dục nhẹ nhàng và thường xuyên như đi bộ, bài tập Kegel mỗi ngày để tăng lưu thông máu và cải thiện tiêu hóa.
        • Cách điều trị bệnh trĩ khi mang thai như thế nào?
        • Khi có dấu hiệu mắc trĩ, người mẹ tốt nhất nên tới bệnh viện để được kiểm tra và tư vấn cách điều trị phù hợp.
        • Sau đây là một số cách giúp làm giảm bớt khó chịu do trĩ khi mang thai:
          • Chườm lạnh (túi chườm đá có lớp phủ mềm) lên vị trí bị ảnh hưởng nhiều lần trong ngày. Đá có thể giúp giảm sưng và khó chịu.
          • Ngâm hậu môn trong nước ấm trong vòng 10 – 15 phút vài lần/ngày.
          • Nhẹ nhàng vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đại tiện. Sử dụng giấy vệ sinh mềm, không mùi, ít gây kích ứng. Nhiều người cho biết khăn ướt sử dụng thoải mái hơn giấy vệ sinh.
        • Xem thêm: bệnh tiểu đường thai kỳ
        • Nếu các biện pháp nêu trên không hiệu quả, mẹ bầu bị đau hoặc chảy máu nghiêm trọng, nên thông báo ngay với bác sĩ để điều trị y tế. Cụ thể, các biện pháp điều trị thường bao gồm:
          • Thắt dây cao su: Bác sĩ có thể sử dụng một băng cao su y tế quấn quanh búi trĩ. Điều này có thể ngăn chặn dòng máu cung cấp cho búi trĩ và khiến búi trĩ tự rơi ra trong 10 – 12 ngày. Mô sẹo được hình thành trong quá trình này giúp ngăn ngừa hình thức trĩ tái phát ở cùng một vị trí.
            • Tiêm chất gây teo búi trĩ: Một dung dịch hóa chất được tiêm trực tiếp vào búi trĩ. Điều này làm cho búi trĩ co lại và hình thành mô sẹo. Tuy nhiên, bệnh trĩ có thể tái phát sau khi điều trị.
            • Cắt trĩ: Đây là một thủ tục phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ có thể dẫn đến một số rủi ro, bao gồm gây mê toàn thân, nguy cơ tổn thương cơ hậu môn, đau và có nguy cơ nhiễm trùng. Do đó, biện pháp này thường được chỉ định cho trường hợp bà bầu bị trĩ nghiêm trọng.
          • Các chuyên gia khuyến cáo đây chỉ là giải pháp “đường cùng”, chỉ nên áp dụng khi bệnh chuyển biến quá nặng mà các cách chữa nội khoa hoàn toàn không đáp ứng được hiệu quả điều trị.
          • Ngoài ra, dùng đông y điều trị bệnh trĩ cho bà bầu được các bác sĩ, chuyên gia khuyên dùng vì sự an toàn, lành tính mà các loại thảo dược thiên nhiên.

Lời kết

    • Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các mẹ bỏ túi cho mình những thông tin hữu ích về bệnh trĩ khi mang thai để chăm sóc cơ thể tốt nhất cho một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng