Dr4women Blog Mẹ Bầu

ThS. BS Phan Chí Thành – Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo – Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, sức khỏe thai kỳ là điều mà mẹ bầu nào cũng đặt ưu tiên lên hàng đầu. Tuy nhiên, dù chúng ta có ăn uống đủ chất, tập thể dục đều đặn, có lối sống khoa học nhưng 9 tháng mang thai không phải lúc nào cũng “xuôi dòng bén giọt” như nhiều mẹ vẫn nghĩ.

Có rất nhiều những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra trong từng quý thai kỳ mà chúng ta không thể nói trước được. Những triệu chứng này hầu hết đều khá nguy hiểm và mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám chữa kịp thời.

3 dấu hiệu mẹ bầu cần đi khám ngay

Trong nhiều năm làm nghề công tác tại phòng cấp cứu bệnh viện phụ sản Trung ương, bác sĩ Thành gặp không ít trường hợp nhiều mẹ bầu còn thờ ơ với những dấu hiệu rõ ràng, cuối cùng chính sự thiếu hiểu biết của họ lại làm ảnh hưởng đến thai nhi, thậm chí khiến thai bị hỏng.

Thực tế, khi mang thai, nếu có bất kỳ phản ứng, biểu hiện khó chịu nào, không được bỏ qua mà phải cực kỳ chú ý. Dưới đây là 3 dấu hiệu mẹ bầu cần phải quan tâm, đi khám nếu xuất hiện.

Thứ nhất, các mẹ bầu bị đau bụng. Theo bác sĩ Thành, hiện tượng này có thể do cơn gò tử cung hoặc nhiễm trùng như nhiễm khuẩn tiết niệu.

Nnl 1641

Thứ hai, mẹ bầu ra máu trong quá trình mang thai.

“Ra máu có thể là dấu hiệu của dọa sảy thai hoặc dọa đẻ non. Đôi khi còn là biến chứng nặng hơn như rau tiền đạo hoặc rau bong non, đặc biệt trong quý 3 thai kỳ. Do đó, nếu ra máu, các mẹ bầu phải đi khám thai sớm”, bác sĩ Thành khuyến cáo.

Thứ ba, thai nhi ít cử động hay máy ít.

Bác sĩ Thành cho hay, nhiều mẹ bầu chủ quan khi thấy thai máy ít đi, hay thai nhi không cử động và cho rằng không có vấn đề gì.

“Tuy nhiên, trong thực tế khám chữa bệnh, đặc biệt ở quý 3 thai kỳ, khi sản phụ thấy thai nhi đạp ít hơn bình thường, đây là 1 dấu hiệu báo động và khá nguy hiểm. Trong các trường hợp thai nhi đạp ít, có thể đây là dấu hiệu phản ánh sức khỏe thai nhi không được ổn, có nguy cơ suy thai, đặc biệt các thai kỳ nguy cơ cao như mẹ tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp, tiền sản giật. Đã có nhiều sản phụ chủ quan thấy thai đạp ít, vài hôm sau đi khám thì đã muộn khi thai nhi đã mất tim thai. Do đó, mẹ bầu khi thấy thai nhi cử động ít thì không được chủ quan, phải đến khám sản phụ khoa sớm”, vị bác sĩ nói.

Lời khuyên để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn

Theo bác Thành, để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn cho đến khi mẹ tròn con vuông, người mẹ nên:

– Khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.

– Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh trong thai kỳ.

– Quan tâm đến biểu hiện cơ thể, quan sát cử động thai nhi hàng ngày để nhanh chóng phát hiện bất thường.

– Những người mẹ có nguy cơ trước đó cần phải trao đổi với bác sĩ sản khoa có kinh nghiệm để có thể chuẩn bị và ứng phó kịp thời trong mọi tình huống xấu nhất.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng