Dr4women Blog Mẹ Bầu

Tiền sản giật là một loại bệnh xảy ra với các bà mẹ khi mang thai. Với diễn biến bệnh lý nhanh chóng, phức tạp và đặc biệt nguy hiểm các mẹ cần trang bị đầy đủ kiến thức để có thể phát hiện sớm chứng tiền sản giật. Đặc biệt với các mẹ bị tiền sản giật lần sinh trước, cần đặc biệt lưu ý cho lần mang thai sau.

Bệnh tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật là biến chứng do nhiễm độc thai nghén, thường xảy ra từ tuần thứ 20 của thai phụ. Bệnh xuất hiện do mạch máu co thắt, nội mạch phù dày có thể khiến mẹ bị tổn thương gan, thận thai nhi chậm phát triển, suy thai, sinh non và thậm trí chết trong tử cung.

Bị tiền sản giật lần sinh trước, cần lưu ý gì cho lần mang thai sau?

Bác sĩ Thành cho hay, nếu như lần trước sinh mẹ đã mắc tiền sản giật thì lần mang thai sau mẹ có nguy cơ rất cao tái mắc tiền sản giật, thậm chí nặng hơn lần trước. Để giảm thiểu tối đa những hậu quả mà tiền sản giật gây nên, các mẹ phải theo dõi hết sức cẩn thận và sát sao.

Chủ động khám bác sĩ:

Trước khi mang thai cần đi khám sức khỏe toàn thân, khám chuyên khoa sản, kiểm tra phần tử cung.

Gặp bác sĩ để được tư vấn và trang bị những kiến thức về bệnh tiền sản giật giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Khám thai định kỳ thường xuyên, đặc biệt từ tuần thứ 20 trở đi, cần đi khám thai 1 lần/tuần.

Đo huyết áp thường xuyên. Nếu có tiền sử bệnh cao huyết áp hay mang thai muộn (ngoài 40 tuổi) cần trao đổi với bác sỹ để có biện pháp điều trị hợp lý.

Tu Cung Doi Co Lam Giam Kha Nang Mang Thai Khong 202208241409320884

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý:

Chế độ ăn uống hợp lý, giàu dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh nhưng hạn chế những đồ ăn có dầu mỡ, tránh ăn mặn,

Bổ sung các dưỡng chất thiết yếu trước và trong khi mang thai như canxi, sắt, axit folic…. Đầy đủ dưỡng sẽ làm ngăn ngừa chứng tiền sản giật.

Ăn chocolate đắng (thành phần chocolate nguyên chất cao hơn 70%).

Nghỉ ngơi điều độ, tránh làm việc quá sức khi mang thai.

Giữ tinh thần thoải mái.

“Tiền sản giật có thể có những biến chứng gây nguy hiểm tới tính mạng cho cả mẹ và bé. Vì vậy, mẹ cần trang bị đầy đủ tâm lý, kiến thức, sức khỏe để sinh con khỏe mạnh và an toàn. Đặc biệt, các mẹ cần khám thai cẩn thận, thăm khám bác sĩ có kinh nghiệm về sàn bệnh lý để tư vấn và theo dõi”, bác sĩ Thành nhắn nhủ.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng