Dr4women Blog Mẹ Bầu

Tăng huyết áp thai kỳ (PIH) là một trong những biến chứng thai kỳ phổ biến nhất mà phụ nữ phải đối mặt. Nếu không được điều trị kịp thời, tăng huyết áp thai kỳ nghiêm trọng có thể gây co giật nguy hiểm (sản giật) và thậm chí tử vong cho cả mẹ lẫn thai nhi.

Tăng huyết áp khi mang thai nguy hiểm thế nào?

ThS. BS Phan Chí Thành – Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo, BV Phụ sản Trung ương cho biết cho biết, trong nhiều năm làm nghề, vị bác sĩ gặp không ít sản phụ bị tăng huyết áp và phải cấp cứu gấp.

“Hôm vừa rồi bác có khám cho một mẹ mang thai được 33 tuần bị tăng huyết áp, huyết áp cao lên tới 180-200, mẹ bị váng đầu, mờ mắt, các bác sĩ phải mổ khám ngay bởi bệnh lý tiền sản giật, vì đái ra rất nhiều đạm, suy gan, suy thận”, bác sĩ Thành kể lại.

Theo bác sĩ Thành, tăng  huyết áp trong giai đoạn mang thai cần được theo dõi thường xuyên, bởi tình trạng này có thể gây ra nguy hiểm cho mẹ lẫn thai nhi như:

– Tăng  huyết áp ảnh hưởng đến hệ tim mạch gây tiền sản giật, tăng nguy cơ tử vong cho mẹ. Bên cạnh đó, nếu mẹ bị huyết áp đi kèm bệnh tim gây suy tim, khó cầm máu, gây cản trở khả năng lọc và đào thải ở thận, gây chảy máu não, tổn thương đa tạng…

– Tăng huyết áp khi mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, làm tăng tỷ lệ thai bị ngạt thở do thiếu máu cục bộ, sinh non nhẹ cân…

Bà bầu và gia đình cần dựa vào các triệu chứng cao huyết áp khi mang thai để hạn chế những biến chứng nguy hiểm nêu trên.

“Trong quá trình mang thai, tăng huyết áp nguy hiểm hơn rất nhiều. Do đó, việc theo dõi tăng huyết áp và xét nghiệm nước tiểu cần làm định kỳ để phòng chống tiền sản giật”, bác sĩ Thành khuyến cáo.

Nik 5135

Phòng chống tăng huyết áp khi mang thai thế nào?

Theo bác sĩ Thành, các yếu tố nguy cơ phổ biến của huyết áp cao, chẳng hạn như béo phì, có thể được giảm thiểu thông qua chế độ ăn uống và tập thể dục:

Khi mang thai, tăng cân là điều bình thường nhưng cần có chế độ ăn uống hợp lý, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,…

Tránh hút thuốc và uống rượu vì đây là nguyên nhân tăng huyết áp và gây ra các biến chứng khác trong thai kỳ.

Mang thai gây ra những thay đổi về hormone cũng như những thay đổi về tâm lý và thể chất. Điều này có thể gây căng thẳng, khiến huyết áp cao khó kiểm soát hơn. Nên dành thời gian tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn hằng ngày với các bài giảm căng thẳng như các bài tập yoga…

Thai phụ cần khám thai định kỳ và theo lịch hẹn của bác sĩ. Nên tự theo dõi huyết áp tại nhà, nếu có bất thường cần liên hệ với bác sĩ và ngay lập tức để kịp thời phòng tránh các biến chứng xảy ra, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và con.

“Mặc dù căn bệnh cao huyết áp khi mang thai hoàn toàn có thể khắc phục và xử trí được một cách hiệu quả nhanh chóng nhưng không có nghĩa là các mẹ xem nhẹ một số biến chứng bất lợi từ nó.

Tốt hơn cả là trong suốt quá trình bầu bí, hãy tích cực tuân thủ lịch khám thai đều đặn vì tại đây, bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám, đo huyết áp và có những kết luận & lời khuyên chăm sóc thai kỳ đúng cách phù hợp với mẹ, tránh tối đa trường hợp chỉ số huyết áp vượt mức cho phép”, bác sĩ Thành nhắn nhủ.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng