Dr4women Blog Mẹ Bầu

Một trong những dấu hiệu nổi bật của mang thai chính là tăng cân ở thai phụ. Thông thường, thời gian đầu mang thai, nhiều chị em bị ốm nghén, khó ăn, dẫn đến cân nặng không tăng, thậm chí giảm. Việc này khiến nhiều mẹ bầu lo lắng rằng bé sẽ không phát triển được như bình thường.  Vậy nhưng có phải cứ tăng cân nhanh, tăng cân nhiều là tốt? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Chị Huyền Nga, 24 tuổi, mang thai lần thứ hai. Lần mang thai trước chị bị nghén rất nặng, hầu như không ăn uống được mấy. Lần này thì chị lại có cảm giác ăn uống rất ngon miệng, đến tuần thứ 12 chị đã tăng 5kg.  Khi đến khám thai tại phòng khám 4womenclinic, chị không khỏi vui mừng:

“Trộm vía bác sĩ ạ, lần này bầu bí em chẳng nghén ngẩm gì, cứ tăng cân đều đều. Mong bé thứ hai này không bị nhẹ cân như bé đầu. Chứ bé đầu lúc sinh được có 2,5kg, em chăm mãi, giờ mới gọi là có da có thịt tí.”

Trái ngược với tâm trạng phấn khởi của chị Nga, sau khi trao đổi và thăm khám, ThS.BS Phan Chí Thành – Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến – Bệnh viện Phụ sản TW đã chỉ ra cho chị những nguy cơ mà chị có thể gặp phải với tình trạng tăng cân hiện tại. 

Mẹ bầu tăng cân bao nhiêu là hợp lý?

Dẫn lời BS Thành, cân nặng lý tưởng theo từng giai đoạn của thai kỳ là không giống nhau với từng thai phụ. Việc này phụ thuộc vào thể trạng trước khi mang thai, số thai nhi trong bụng mẹ, tình trạng của mẹ và bé theo thời gian. Để đánh giá thể trạng mẹ trước khi mang thai, có thể sử dụng chỉ số khối cơ thể (BMI)

BMI = cân nặng (kg)chiều cao (m)2

Dưới đây là hướng dẫn về tăng cân khi mang thai dựa theo BMI.

Tăng Cân Bảng

Trung bình trong quý I thai kỳ, mẹ bầu nên tăng từ 0,5 – 2 kg. 

Đối với quý II và quý III, mẹ bầu nên tăng 1-2 kg/tháng. 

Nguy cơ khi tăng cân nhanh, tăng cân nhiều trong thai kỳ

Theo BS Thành, khi mang thai, các chị em không nên lầm tưởng rằng ăn cho cả mẹ và con tức là “ăn gấp đôi”. Thai phụ nên tập trung nhiều hơn vào chất lượng của thực đơn thay vì lượng thức ăn nạp vào cơ thể hằng ngày. Trên thực tế, nếu mẹ bầu có thể trạng bình thường trước khi mang thai, lượng calo cần tăng thêm chỉ khoảng 300 calo/ngày, tương đương ba trái chuối/hai lát bánh mì ăn kèm với hai quả trứng . Tăng cân nhanh, nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp, khó thở khi ngủ, tiền sản giật. Không chỉ vậy, thai phụ còn có nguy cơ sinh non, đa ối, sảy thai, tăng tỉ lệ sinh mổ,… Thai nhi có thể tăng trưởng quá mức, tăng nguy cơ thừa cân, béo phì khi sinh ra hoặc đôi khi ngược lại là mẹ tăng cân rất nhiều nhưng con nhỏ chậm phát triển do không hấp thu được dinh dưỡng. 

Làm thế nào để kiểm soát cân nặng khi mang thai

20211127 Truong Hop Nao Can Giam Can Khi Mang Thai 1

  • Theo dõi cân nặng ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ
  • Xây dựng thực đơn hợp lý, đầy đủ các nhóm chất, hạn chế dung nạp nhiều đường và chất béo
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Tránh căng thẳng, mệt mỏi

Đặc biệt, tuy tăng cân nhanh, nhiều khi mang thai tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ nhưng các chị em không nên cố gắng tự giảm cân hoặc ăn kiêng quá khắt khe trong thai kỳ. Thay vào đó, chị em nên khám thai đầy đủ và liên hệ các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn một cách tốt nhất.

Bs Phan Chí Thành. Chánh Văn Phòng TT Đào tạo BV Phụ sản TW.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng