Dr4women Blog Y học giới tính

Cuộc sống hôn nhân là mục tiêu của rất nhiều cặp đôi yêu nhau. Tuy nhiên, bên nhau lâu dài cũng dễ phát sinh rất nhiều vấn đề. 


Lan 25 tuổi đang là nhân viên văn phòng tại một công ty ở Hà Nội. Cách đây 2 tháng, Lan và Cường – người yêu cô đã quyết định tiến tới  hôn nhân sau 9 tháng tìm hiểu và yêu nhau. Những ngày đầu mới cưới, không khí giữa hai người vô cùng ngọt ngào, cảm giác tình cảm còn nồng cháy hơn lúc mới yêu. Tuy vậy, dạo gần đây, hai người đang gặp một số trục trặc trong cuộc sống mà Lan không biết nên chia sẻ với Cường như thế nào. 

Lan kể rằng lúc yêu Cường luôn là người chỉn chu, dịu dàng, săn sóc, sẽ sẵn sàng đợi bạn gái đến muộn, sẵn sàng lắng nghe những câu chuyện công sở nhàm chán của Lan. Cường lúc đó với Lan lúc nào cũng toả sáng như nam chính trong câu chuyện ngôn tình vậy. Nhưng đến khi về với nhau, thời gian bên nhau nhiều hơn, hai người dần dần không biết nên chia sẻ với nhau điều gì, Lan muốn nghe những câu chuyện của Cường nhưng sợ anh đi làm về mệt mỏi, Lan muốn kể câu chuyện của mình cho chồng nghe thì anh lại tỏ ra không quá kiên nhẫn và ngồi chơi điện thoại.

12 Signs Your Relationship Is Being Ruined By Your Partner's Phone  Addiction (+ 14 Fixes)

                                  Cường cắm cúi chơi điện thoại và không quan tâm lời Lan nói 

Đỉnh điểm là một lần hai người ngồi ăn cơm, Lan đọc tin nhắn trong điện thoại Cường khi anh đi lấy đồ ăn. Cường trông thấy, giật phăng điện thoại lại và to tiếng nói rằng Lan đang kiểm soát quá nhiều và xâm phạm cuộc sống riêng tư của Cường. Lan vô cùng hoang mang vì khi yêu hai người luôn chia sẻ mọi thứ, liệu có phải Cường đang có điều gì giấu diếm mình không, Lan nghĩ. 

Từ đó Lan bắt đầu đa nghi hơn, Cường đi đâu Lan cũng hỏi trước hỏi sau. Điều này lại càng khiến chồng cô khó chịu, hai người lại bắt đầu to tiếng và một trong hai người sẽ sập cửa đi ra ngoài. Lan bắt đầu suy nghĩ rằng liệu quyết định đi đến hôn nhân của mình có đúng đắn không? Phải chăng 9 tháng quen nhau không đủ để cô hiểu Cường? Liệu mối quan hệ của cô có nên đi tiếp không? 

————————————————

Chắc hẳn nhiều cặp đôi sau cưới hay sau khi dọn về chung sống với nhau một khoảng thời gian cũng có chung suy nghĩ với Lan. 

“Yêu đương là khi chúng ta say mê và chỉ nhìn thấy điểm tốt ở nhau. Còn kết hôn lại là một vấn đề hoàn toàn khác, trách nhiệm nhiều hơn nên vấn đề gặp phải cũng nhiều hơn. Câu chuyện và diễn biến tâm lý của Lan không phải là trường hợp hiếm gặp.” Bs Phan Chí Thành, Chánh văn phòng đào tạo và chỉ đạo tuyến, BV phụ sản TW cho biết. 

Về vấn đề Cường có thay đổi sau hôn nhân hay không thì câu trả lời là không hẳn. Có thể đây là một mặt tính cách mà Lan chưa từng thấy. Thêm nữa, giữa hai người thiếu sự tương tác và giao tiếp vậy nên các vấn đề phát sinh chồng chất và không được giải quyết rõ ràng. 

Dưới đây là một số vấn đề hay gặp với những mối quan hệ lâu dài: 

  • Dễ bị tổn thương hơn 

Việc bắt đầu cảm thấy dễ bị tổn thương hơn, thậm chí bất an hơn, là điều bình thường khi mối quan hệ đã kéo dài một thời gian. Vì hai người đã hiểu và chia sẻ với nhau nhiều hơn, nên một số bí mật nhỏ hay sự không hiểu ý của đối phương dễ khiến bạn phiền lòng. Ví dụ như Lan và Cường, Cường nổi đoá lên khi nghĩ Lan kiểm soát mình, còn Lan lại buồn lòng vì nghĩ chồng có điều gì giấu diếm. 

Making the vulnerable visible is how we will close gaps

  • Nghi ngờ về mối quan hệ 

Đây không phải là dấu hiệu của sự không chung thuỷ hay phản bội mà chỉ là phản xạ tự nhiên của con người khi gắn bó và cảm giác lo được lo mất. Chỉ mới hai tháng sau cưới mà Lan đã có hàng loạt suy nghĩ nghi ngờ cuộc hôn nhân. Dễ hiểu là vì mối quan hệ vợ chồng, người yêu vô cùng đặc biệt và được cá thể hoá. Không có hình mẫu hay bản tham khảo nào cho các cặp vợ chồng trẻ, điều đó khiến họ dễ sa vào những suy nghĩ miên man mỗi khi cãi vã hay xung đột xảy ra. 

Những nghi ngờ này không sai và cũng không nên phớt lờ nó. Hãy giữ nó lại đồng thời với việc quan sát và làm các biện pháp chăm sóc mối quan hệ. Nếu bạn cảm thấy mối quan hệ của mình chỉ đang gặp thử thách nhỏ và chỉ cần hai người đồng lòng hơn là vượt qua được, vậy thì bỏ sự nghi ngờ đó đi. Nhưng nếu bạn cảm thấy quá mệt mỏi vì phải chạy theo mối quan hệ và luôn luôn cãi vã thì bạn có thể cân nhắc chấm dứt. 

How to overcome doubt in a relationship in just a few steps | Well+Good                                                                    Dễ trở nên đa nghi 

  • Ít quan hệ tình dục hoặc quan hệ tình dục có cảm giác khác so với trước kia 

 

Điều này hay gặp với các cặp đôi đứng tuổi hơn. Hoàn toàn bình thường nếu ham muốn không còn mãnh liệt và tần suất quan hệ giảm đi. Có thể đó là khi mọi người muốn sự gắn kết trong tâm hồn và hoạt động quan hệ tình dục có thể không quan trọng nữa. 

Tuy nhiên, hãy trao đổi với bạn đời nếu bạn cảm thấy không hài lòng với tình trạng này. Tìm ra nguyên nhân do sức khoẻ hay do bất kỳ nguyên nhân gì khác để cùng nhau giải quyết. 

  • Bất đồng quan điểm 

Khi mới quen, ta có xu hướng nhường nhịn nhau để hai bên cùng vui vẻ. Nhưng thời gian sau, khi mối quan hệ đã đi được quãng đường nhất định, ta mong muốn được sống thật với chính mình hơn, được bày tỏ quan điểm cá nhân và những lúc bất đồng quan điểm là không thể tránh khỏi. 

Xung đột là điều chắc chắn sẽ xảy ra và xung đột không hề xấu. Nếu bạn xử lý tốt, nó sẽ tạo động lực để mối quan hệ phát triển vững chắc và hai người hiểu nhau hơn. 

  • Những thăng trầm của mối quan hệ và cuộc chia tay khó khăn. 

 

Tại một thời điểm nào đó, bạn cảm thấy tình cảm giữa hai người dần nguội lạnh và hai người đang dần xa nhau mà không thể cứu vãn. Lúc đó mọi người bắt đầu tính đến chuyện chia tay. Tuy nhiên, có một sự thật rằng khi hai người ở bên nhau càng lâu thì sự thay đổi hoặc đổ vỡ càng khó khăn hơn. Nhưng khó không có nghĩa là không có. Ta bắt gặp nhiều cặp đôi lựa chọn ly hôn sau 10 năm hơn ở bên nhau. Đây có thể là cú sốc lớn và dễ khiến ta luống cuống, nhưng nếu đó là điều tốt nhất khiến cả hai có thể thoải mái thì nên kết thúc, đừng cố níu kéo. 

————————–

Nguyên nhân chính dẫn tới các vấn đề trên không phải do nhìn nhau nhiều mà chán, mà thường là vì lầm tưởng. Hai người thường nghĩ rằng khi bên nhau đủ lâu thì có thể hiểu rõ, đoán ý, đọc vị đối phương nên những cuộc chia sẻ chân thành, đàm phán thường ít lại. Đừng như thế, đừng cố đọc vị ai. Hãy chia sẽ, hãy ngồi xuống bàn luận đàm phán để hiểu nhau hơn, gắn bó hơn. Và cũng đừng sợ xung đột, vì đó là điều cần để thúc đẩy mối quan hệ phát triển. Bạn không thể mong một mối quan hệ bình lặng không cãi vã cả đời được. 

Dr4women

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng