Tiền mãn kinh - Mãn Kinh

Bước vào mãn kinh nhiều phụ nữ dù bổ sung canxi đều độ vẫn bị loãng xương. 

Suốt 5 năm qua, chị Nguyễn Ngọc Hoa (47 tuổi – Hoàng Mai, Hà Nội) đều được con gửi các loại canxi từ Nhật về để uống. Cứ đinh ninh rằng mình uống đều đặn từ sớm nên xương mình sẽ không có vấn đề gì, tuy nhiên trong quá trình bổ sung chị Hoa vẫn gặp tình trạng đau mỏi lưng các khớp ngon tay. Vừa rồi nhà có cỗ nên trong lúc nấu ăn chị bất cẩn vấp ngã dẫn đến rạn xương cổ tay.

“Băng bó và lấy thuốc xong, tôi còn bàng hoàng hơn khi nghe bác sĩ chẩn đoán mình bị loãng xương cấp độ 1. Trong khi tôi vẫn bổ sung canxi đều độ và đúng như hướng dẫn sử dụng”, chị Hoa lo lắng. 

Loãng xương là gì? 

Ths.Bs. Phan Chí Thành cho biết, loãng xương là hiện tượng xương yếu, dễ bị gãy, bệnh lý này xuất hiện do sự suy giảm khối lượng chất khoáng trong xương và tổn thương vi cấu trúc của cấu tạo xương. Căn bệnh này lại không có một dấu hiệu hay triệu chứng nào, diễn ra một cách âm thầm. Chỉ khi bệnh nhân bị gãy xương và đi khám mới biết mình đang mắc chứng bệnh này. 

Estrogen Va Loang Xuong
Loãng xương nỗi lo của nhiều chị em sau 40

Theo thống kê của Hiệp hội Loãng xương quốc tế (IOF), trên thế giới có khoảng 200 triệu người bị loãng xương, 8,9 triệu ca gãy xương hàng năm; mỗi 3 giây có một ca gãy xương mới do loãng xương. Khoảng 1/3 nữ giới trên 50 tuổi trải qua một lần gãy xương do loãng xương. Theo Hội Loãng xương TP.HCM, Việt Nam có khoảng 3,6 triệu người đang mắc bệnh loãng xương, tuy nhiên con số thật có thể lớn hơn rất nhiều vì còn nhiều bệnh nhân chưa được chẩn đoán.

Loãng xương cấp độ 1 (loãng xương nguyên phát) là một dạng loãng xương thường xảy ra ở phụ nữ mãn kinh. Khi nồng độ estrogen suy giảm, xương trở nên nhạy cảm hơn với hormon tuyến cận giáp (PTH). PTH gây tăng hấp thu canxi từ xương và dẫn đến loãng xương, suy yếu xương.

Tại sao bổ sung canxi từ sớm nhưng nhiều người vẫn mắc loãng xương

Bác sĩ Thành phân tích, sau đó là giai đoạn chuyển tiếp tới thời kì mãn kinh và nồng độ estrogen bắt đầu giảm mạnh. Các tế bào hủy xương sẽ nắm bắt thời điểm và bắt đầu làm việc chăm chỉ hơn khoảng 20 phần trăm, trong khi các tế bào tạo xương không thể theo kịp chúng dẫn đến khoảng cách về năng suất và hậu quả là mất xương. Tệ hơn nữa, mức độ estrogen giảm cũng báo hiệu cho ruột non hấp thụ ít canxi hơn, thận bài tiết nhiều hơn và vitamin D hoạt động kém hơn. 

Trong quá trình chuyển đổi tới thời kì mãn kinh, xương hông của bạn thường sẽ giảm mật độ khoảng 0,5% mỗi năm trong 5 đến 7 năm. Ngoài ra, chúng sẽ mất thêm 5 đến 7% do suy giảm nồng độ estrogen trong hai, ba năm trước và ba, bốn năm sau khi mãn kinh. Giảm mật độ xương ở cột sống bắt đầu khoảng 18 tháng trước kì kinh nguyệt cuối cùng của bạn. Trong vòng tám năm tới, sự suy giảm mật xương đó sẽ dẫn đến mất xương khoảng 10,5%. Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ về di truyền và lối sống, sự mất xương có thể cao hơn nhiều, khoảng hơn 5% mỗi năm. Một khi quá trình suy thoái nhanh chóng do mãn kinh này chậm lại, phụ nữ bắt đầu cảm thấy xương mỏng, yếu dần theo tuổi tác với tốc độ tương tự như nam giới.

ảnh Bs Phan Chí Thành
ThS. BS Phan Chí Thành (phải) – Chánh văn phòng Trung tâm đào tạo (Bệnh viện Phụ sản TW).

Ths.BS. Phan Chí Thành chỉ ra, những người phụ nữ đang sử dụng estrogen để điều trị các triệu chứng mãn kinh dai dẳng đã được bảo vệ để chống lại sự mất xương và không cần thêm thuốc để ngăn ngừa loãng xương. Liệu pháp hormone có hiệu quả trong khoảng thời gian bạn dùng nó. Sau khi bạn dừng lại, quá trình mất xương vẫn sẽ tiếp tục. Thử nghiệm đánh giá nguy cơ loãng xương trên phạm vi toàn nước Mỹ cho thấy nguy cơ gãy xương hông đối với những người từng sử dụng liệu pháp hormone và phụ nữ chưa từng sử dụng là tương đương nhau sau khoảng 5 năm ngừng điều trị bằng hormone.

      Bên cạnh đó calcitriol là hormone được sản xuất từ vitamin D hormone làm tăng hấp thu canxi và phốt pho trong ruột, do đó cung cấp khoáng chất cho khung xương. khi thiếu vitamin D canxi sẽ không được chuyển hóa sang xương, dẫn đến một căn bệnh khiếm khuyết khoáng hóa, được gọi là nhuyễn xương ở người lớn. Những điều kiện này có thể dẫn đến đau xương, cúi đầu (do xương cột sống cổ yếu), biến dạng của chân và gãy xương. Điều trị bằng vitamin D có thể khôi phục nguồn cung cấp canxi và giảm mất xương.

“Chị em ngoài 40 nên đi thăm khám bác sĩ sản khoa để có thể được tư vấn điều trị liệu pháp hormone. Ngoài việc chữa trị các vấn đề tiền mãn kinh còn giúp tăng hiệu quả chống loãng xương của cơ thể”, Bs Thành nói. 

 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng