Bản tin sức khỏe

Hiện nay, nhiều chị em sau 40 bị cơn đau nửa đầu hoành hành gây mệt mỏi và giảm công suất làm việc. 

Chị Thu Quỳnh 45 tuổi (Thanh Trì – Hà Nội) đang là kế toán của một công ty xuất nhập khẩu. Gần đây do công việc nhiều chị thường ngồi cả ngày với máy tính, đêm về cũng làm việc, nên chứng đau nửa đầu xuất hiện nhiều thêm. Dù trước đây chị Quỳnh có gặp phải nhưng tần suất rất ít (khoảng vài tháng mới đau 1 lần). 

đau nửa đầu
Nhiều phụ nữ đau nửa đầu rất khó chịu

“Cơn đau nửa đầu thường mạnh nhất vào buổi trưa, lúc mà tôi muốn nghỉ ngơi nhất. Nó kéo dài, đau nhói, những lúc đấy chỉ muốn ai xoa bóp cho đỡ. Sau những cơn đau, người tôi rất mệt và khó tập trong vào công việc”, chị Quỳnh tâm sự. 

Với vấn đề của chị Quỳnh, Ths.Bs.Phan Chí Thành – Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến – Bệnh viện phụ sản TW cho biết, chị em có thể gặp các biểu hiện như đau nhói nửa đầu buồn nôn, nôn, nhạy cảm với ánh sáng và căng cơ vai và gáy, chứng đau nửa đầu có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên đầu. 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa nội tiết tố estrogen và tình trạng đau nửa đầu của chị em phụ nữ. Chính sự dao động của nội tiết tố ảnh hưởng rất nhiều tớ tần suất và mức độ đau đầu của chị em. Các nghiên cứu cho thấy chị em bị đau nửa đầu có mức độ sụt giảm estrogen mạnh hơn 50% trước mỗi kì kinh nguyệt so với phụ nữ bình thường không bị đau đầu. 

Bác sĩ Thành nói thêm, khi gặp tình trạng đau nửa đầu các có thể thử 1 số biện pháp tự nhiên như thay đổi lối sống, tập luyện các bài tập thư giãn…Nếu tình trạng đau nửa đầu không cải thiện, các bạn cần đi khám bác sỹ để được điều trị bằng 1 số loại thuốc giảm đau. Vậy làm gì để chứng đau nửa đầu của bạn được giảm nhẹ?

Thay đổi lối sống 

Theo Bs Thành, để chấm dứt đau nửa đầu hãy ghi nhật ký để xác định yếu tố kích hoạt cơn đau của bạn. Ví dụ, nếu căng thẳng là nguyên nhân khởi phát, hãy tập thiền, yoga hoặc các kỹ thuật thư giãn khác. Ngủ đủ giấc và tập thể dục đều đặn có thể tạo ra sự khác biệt lớn. 

An Uong Lanh Manh
Ăn uống lành mạnh để hạn chế cơn đau

Duy trì mức đường huyết ổn định bằng cách ăn các món ăn nhẹ nhưng bổ dưỡng. Chị em hãy uống đủ nước và ăn thêm nhiều rau xanh hoa quả. Có thể uống thêm trà thảo mộc vừa đảm bảng sức khỏe và thư giãn tinh thần. Nên tránh các loại thực phẩm sau vì nó dễ kích thích các cơn đau nửa đầu xuất hiện: đồ hộp, hoặc đồ đã qua xử lý, pho mát chín, rượu, bơ, đậu cô ve, sôcôla, thịt đã được làm mềm, mì chính, bơ đậu phộng, hành, đu đủ, pizza, sữa chua…

Chuyên gia này cho hay, nếu thay đổi lối sống không làm giảm mức độ đau của bạn, đừng cố gắng chịu đựng nó quá lâu, hãy điều trị bằng thuốc và có sự giám sát của bác sĩ. 

Điều trị bằng thuốc

“Chứng đau nửa đầu nhẹ có thể đáp ứng với một số thuốc giảm đau như acetaminophen, aspirin hoặc ibuprofen. Tuy nhiên khi sử dụng các loại thuốc này cần có sự theo dõi của bác sĩ”, Bs Thành đưa ra ý kiến

    Bs Phan Chí Thành phân tích thêm, mỗi các loại thuốc trị đau nửa đầu có cơ chế và  mục đích sử dụng khác nhau. Một số là thuốc phòng ngừa bạn có thể dùng hàng ngày hoặc trong kì kinh. Những loại khác được sử dụng khi cơn đau đầu vừa mới bắt đầu, và nhóm cuối cùng để ngăn cơn đau đầu một cách hiệu quả (thuốc giảm đau). Một nhóm thuốc bản chất là chất chủ vận serotonin hoặc triptan (hoạt động trên một nhóm phụ của các thụ thể serotonin) thường là thuốc đầu tay các bác sĩ thần kinh kê đơn cho các bạn (serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh). Cơn đau của chứng đau nửa đầu đến từ sự xung huyết của các mạch máu trong não nhằm đáp ứng với sự sụt giảm của serotonin). Nếu bạn sử dụng bất kì loại thuốc trị đau đầu nào, điều quan trọng là phải tuân thủ chính xác theo hướng dẫn của bác sĩ.

“Cuối cùng có thể nguyên nhân của đau nửa đầu ở phụ nữ tiền mãn kinh có thể do sự sụt giảm và dao động nội tiết tố. Do đó các bạn có thể tới khám bác sĩ chuyên khoa về nội tiết sinh sản để giúp cân bằng và ổn định nồng độ hormon trong giai đoạn tiền mãn kinh nhé”, Bs Thành khuyên. 

 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng