Tâm sinh lý phụ nữ Tiền mãn kinh - Mãn Kinh

Bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, nhiều chị em thay đổi cảm xúc thất thường gây khó khăn trong sinh hoạt.

Chị Minh Thu, 45 tuổi đang sinh sống tại Hà Nội. Thời gian gần đây chị cảm nhận mình dễ xúc động, nhưng sau đó có thể cáu gắt với chồng con. Bên cạnh đó chị lo lắng suy nghĩ nhiều hơn về cuộc sống của mình.

 

“Tôi không biết tại sao mình lại như vậy, tôi cần sự trợ giúp của bác sĩ để có thể giải thoát mình khỏi vấn đề này”, chị Thu tâm sự. 

Đó là lý do mà chị tìm đến Ths.Bs. Phan Chí Thành – Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến Bệnh viện Phụ sản TW để thăm khám. 

Bs Thành cho biết, trong những năm ở độ tuổi sinh sản, chị em dễ nhận thấy mối liên hệ giữa tâm trạng và chu kỳ kinh nguyệt. Người phụ nữ sẽ cảm thấy xúc động hơn ngay trước kỳ kinh. Thậm chí dựa vào điều này, chị em có thể căn cứ theo tâm trạng của mình để dự đoán ngày kinh. Các triệu chứng kinh nguyệt liên quan đến tâm trạng này là phổ biến, được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).

Khi bước vào thời kỳ mãn kinh, một số phụ nữ cảm thấy ủ rũ, mệt mỏi. Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy các triệu chứng như hồi hộp và lo lắng, xảy ra trong thời kỳ tiền mãn kinh nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào trước đó. Những thay đổi tâm trạng này có thể thường xuyên hoặc không thường xuyên. Chúng theo chu kỳ giống như trong những năm sinh sản của chị em, hoặc chị em nhận thấy mình dễ xúc động hoặc cáu kỉnh hơn.

Những thay đổi tâm trạng liên quan đến thời kỳ mãn kinh thường không thể đoán trước được. Ví dụ: Một ngày nào đó, bạn cười với nửa kia của mình khi lên kế hoạch cho chuyến du lịch. Ngày hôm sau, bạn có thể đã khóc vì một chuyện nào đó và tức giận với họ. 

Nguyên nhân nào khiến chị em dễ thay đổi tâm trạng

Tien Man Kinh
Nhiều chị em tuổi tiền mãn kinh tính khí có nhiều thay đổi

Bác sĩ Thành cho biết thêm, một phần nguyên nhân chắc chắn là do sự dao động hormone. Khi bạn chuyển qua thời kỳ mãn kinh, mức độ estrogen biến đổi thất thường – tăng hoặc giảm (và sau đó giảm thêm). Những thay đổi nồng độ hormone này có thể gây ra vấn đề thay đổi tâm trạng, căng thẳng, lo lắng, hồi hộp và cảm giác tuyệt vọng cũng liên quan đến hội chứng tiền kinh nguyệt.

Theo Bs Thành các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của chị em trong thời kỳ mãn kinh bao gồm:

  • Các triệu chứng mãn kinh nghiêm trọng. Các vấn đề về giấc ngủ, bốc hỏa và mệt mỏi liên quan đến thời kỳ mãn kinh.
  • Cảm giác lo lắng hoặc không chắc chắn về thời kỳ mãn kinh. Chị em có thể lo lắng về sự thay đổi của cơ thể và điều đó có ý nghĩa gì với mình?
  • Lo lắng về khả năng sinh sản. Bạn có thể buồn vì không thể sinh thêm con – ngay cả khi bạn coi như gia đình mình đã trọn vẹn.
  • Các thói quen xấu, bao gồm hút thuốc, lười vận động và chế độ ăn không lành mạnh.
  • Vấn đề với các mối quan hệ. Các mối quan hệ với bạn đời, con cái hoặc cha mẹ của bạn có thể đang thay đổi trong thời gian này. Một số phụ nữ có thể  thành goá bụa khi mất người thân yêu hoặc ly hôn.
  • Thiếu kết nối với xã hội. Sau nhiều năm nuôi dạy con cái, bạn có thể thấy mình đơn độc hoặc thu hẹp phạm vi bạn bè nhỏ hơn.
  • Thay đổi về công việc hoặc thu nhập. Thay đổi công việc hoặc viễn cảnh nghỉ hưu có thể đè nặng lên tâm trạng của bạn.

Biện pháp giải tỏa cảm xúc

Bs Thành
Ths.Bs. Phan Chí Thành – Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến Bệnh viện Phụ sản TW

Bs Thành phân tích, dù lý do là gì, chị em nên hành động để thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống và vượt qua những khoảnh khắc tâm trạng thất thường. Ví dụ, ngủ đủ giấc, ăn uống lành mạnh và duy trì tập thể dục thường xuyên có thể giúp ích cho sức khỏe tinh thần của chị em một cách lâu dài.

Duy trì một thái độ tích cực cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Ví dụ, thay vì nhìn vào thời kỳ mãn kinh để biết mình đã mất những gì, hãy thử nhìn vào những gì bản thân đã đạt được. Khoảng thời gian này của cuộc đời có thể là thời điểm tuyệt vời để khám phá những cơ hội mới, dành nhiều thời gian hơn cho bạn đời hoặc bạn bè và thực sự xác định những điều chị em muốn trong cuộc sống của mình.

“Chị em phải đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị sớm nhất có thể. Đôi khi những thay đổi tâm trạng liên quan đến thời kỳ mãn kinh nghiêm trọng hơn – dẫn đến trầm cảm hoặc căng thẳng quá mức. Trong những trường hợp này, áp dụng lối sống lành mạnh và thái độ tích cực là không đủ. ”, Bs Thành khuyến cáo.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng