Vô sinh hiếm muộn

Hiện nay tình trạng rối loạn rụng trứng chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nguyên nhân dẫn đến bệnh vô sinh ở nữ giới. 

Khó mang thai vì rối loạn rụng trứng

Chị Mai Ngọc, 31 tuổi (Thường Tín – Hà Nội) đang là nhân viên kinh doanh của một công ty nhỏ. Hai vợ chồng chị lấy nhau hơn một năm vẫn chưa có em bé, nên đã quyết định đi khám bác sĩ. Sau khi tìm hiểu, chị quyết định chọn phòng khám 4women Clinic để kiểm tra sức khỏe. Thăm khám xong, bác sĩ kết luận chị bị tình trạng “rối loạn rụng trứng” dẫn đến khó có con. 

“Nghe kết luận cùng những lời giải thích của bác sĩ tôi mới ngẫm lại và nhận ra chu kỳ kinh nguyệt từ trước đến nay của mình không được đều đặn”, chị Ngọc tâm sự. 

Hiện tại chị đang được Ths.Bs.Phan Chí Thành – Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến Bệnh viện Phụ sản TW điều trị. Theo lời chị, sức khỏe nay đã ổn định hơn và chuẩn bị đi vào đợt điều trị mới. 

 

Lựa chọn phương pháp điều trị nào để có thể đậu thai?

 

ảnh Ths. Bs Phan Chí Thành
ThS. BS Phan Chí Thành – Chánh văn phòng Trung tâm đào tạo (Bệnh viện Phụ sản TW)

Theo bác sĩ Thành, tình trạng rối loạn rụng trứng là khái niệm được dùng để chỉ hiện tượng trứng rụng không đều đặn. Chu kỳ kinh nguyệt phản ánh tình trạng rụng trứng của chị em. Thông thường chị em có chu kỳ kinh đều hàng tháng thì mỗi tháng có 1 quả trứng chín, 1 năm sẽ có 12 quả. Nếu chu kỳ của chị em không đều 2-3 tháng cho đến 6-7 tháng mới có 1 lần thì số lượng trứng rụng trong cả năm sẽ rất ít. Do đó điều quan trọng nhất trong chữa trị bệnh lý vô sinh do rối loạn rụng trứng chính là giúp cho bệnh nhân rụng trứng đều. Mục tiêu một năm sẽ rụng từ 10 – 12 quả trứng, làm tăng khả năng thụ thai. 

Có 2 yếu tố chính ảnh hưởng đến việc kích thích cho nang trứng phát triển thành nang trội và rụng trứng: 1. Các thuốc hay hormone kích trứng, 2. sự nhạy cảm của nang trứng đối với chất hormon kích trứng nội sinh và ngoại sinh

“Các thuốc kích trứng khá đa dạng từ có đường uống cho tới các chế phẩm đường tiêm. Với loại thuốc đường uống sẽ kích thể cơ thể tăng sản xuất hormon kích trứng FSH nội sinh rồi sau đó kích thích nang trứng phát triển. Do đó các thuốc đường uống sẽ gần giống với chu kỳ tự nhiên hơn nên hạn chế được tình trạng kích thích buồng trứng quá mức hay quá kích buồng trứng. Thêm nữa các thuốc đường uống có giá thành rẻ hơn thuốc tiêm nhiều lần nên có thể sử dụng kéo dài. 

Kích trứng
Các phương pháp kích trứng bằng thuốc và tiêmNếu khi bệnh nhân không đáp ứng được với đường uống thì sẽ sử dụng thuốc kích trứng đường tiêm. Khi đó các bác sĩ sẽ sử dụng chế phẩm hormon kích trứng FSH tiêm trực tiếp để kích thích nang trứng phát triển. Do đó đáp ứng của buồng trứng sẽ phụ thuộc vào liều lượng thuốc đưa vào, nên khi dùng liều cao rất dễ gây quá kích buồng trứng. Thuốc kích trứng đường tiêm thường có giá thành khá cao nên thường được sử dụng khi mục tiêu muốn lấy được nhiều nang trứng như khi làm thụ tinh ống nghiệm. 

Do đó trong trường hợp chỉ rối loạn rụng trứng đơn thuần, thì người bệnh có thể được bác sĩ hướng dẫn sử dụng các thuốc kích trứng từ đơn giản đến nâng cao, trong đó các loại thuốc uống rất phù hợp với giai đoạn đầu điều trị. Phương pháp này khá đơn giản gần gũi với chu kỳ tự nhiên, ít tốn kém và đáp ứng được nhu cầu mỗi tháng vẫn có 1 quả trứng chín. Khi đó các cặp vợ chồng chỉ cần quan hệ đều là cơ hội thành công sẽ rất cao ”, BS Thành phân tích. 

Sau khi kích thích trứng, bác sĩ cũng sẽ tư vấn động viên bệnh nhân sinh hoạt tình dục đều, tránh trường hợp chỉ chăm chăm quan hệ vào ngày rụng trứng. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy ngoài các vấn đề hiếm muộn, các cặp vợ chồng vô sình cũng gặp rất nhiều rối loạn về chức năng tình dục. Do đó giáo dục và cung cấp kiến thức tình dục đúng là vô cùng quan trọng với các cặp vợ chồng hiếm muộn. 

Trong trường hợp điều trị kích trứng và quan hệ tình dục đều nhưng vẫn không có thai, chúng ta có thể cân nhắc đến phương pháp điều trị cao hơn như bơm tinh trùng vào buồng tử cung hoặc thụ tinh trong ống nghiệm. 

Bác sĩ thành cho biết, để xác định thời gian bao lâu có thể chuyển sang các phác đồ điều trị khác sẽ phải phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân như tuổi và thời gian hiếm muộn. Tuy nhiên bác sĩ Thành cũng nhấn mạnh chị em hiếm muộn cần phải kiên trì, cần tư duy thành công của kích trứng không hẳn là mang bầu ngay, mà là mỗi tháng dùng thuốc, trứng vẫn phát triển đều là được. Vì ngay cả những phụ nữ có kinh nguyệt đều cũng phải mất 6 tháng đến một năm mới thụ thai. Do đó các bạn cần đợi từ 4-6 tháng để bác sỹ cân nhắc có nên chuyển sang phương pháp khác hay không. 

Thêm nữa tuổi của người phụ nữ là yếu tố vô cùng quan trọng. Nếu từ 35 -40 tuổi cơ hội mang thai của nữ giới sẽ kém đi, do đó các bác sĩ thường sẽ tích cực hơn so với các bệnh nhân trẻ tuổi.

Bên cạnh thuốc kích trứng thì độ nhạy cảm của buồng trứng đối với hormon kích trứng FSH là vô cùng quan trọng. Có những chị em buồng trứng rất nhạy cảm chỉ cần dùng rất ít thuốc, đã có những quả trứng “đẹp”, tuy nhiên có những trường hợp dùng liều cao thuốc tiêm vẫn không đạt kết quả tốt. Độ nhạy cảm của buồng trứng thường phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố toàn thân như thừa cân, béo phì, tiểu đường, ít tập thể dục đều là các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng kích trứng cũng như điều trị hiếm muộn. Do đó thay đổi lối sống lành mạnh, tập thể dục, giảm cân là bước chuẩn bị vô cùng quan trọng của các cặp vợ chồng mong con. 

Ngoài ra, các chị em phụ nữ kinh thưa, chu kỳ kinh không đều nhưng chưa lập gia đình cũng cần được tư vấn và chuẩn bị về những khó khăn sinh sản có thể gặp trong tương lai. Để từ đó có những biện pháp dự phòng từ chuẩn bị thay đổi lối sống cho tới thuốc men để tối ưu khả năng sinh sản trong tương lai của mình. 

“Điều trị hiếm muộn là 1 hành trình dài và gian nan, mệt mỏi về sức khỏe thể chất cũng như tâm lý, tốn kém về kinh tế tài chính. Các bác sĩ chuyên khoa về hiếm muộn sẽ luôn đồng hành cùng các mẹ trong hành trình tìm con yêu của mình, Bs Thành chia sẻ thêm”. 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng