Tiền mãn kinh - Mãn Kinh

Đối với nhiều phụ nữ, một trong những dấu hiệu đầu tiên của tiền mãn kinh là sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của họ. 

Khó làm quen với sự thay đổi của kinh nguyệt

Kinh nguyệt
Nhiều chị em lo lắng về sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt ở tuổi tiền mãn kinh. (Ảnh minh họa)

Chị Hoàng Thu Lan, 45 tuổi (Hoàng Mai – Hà Nội) hiện là nhân viên văn phòng của một công ty bảo hiểm. Chị Lan nhận thấy chu kỳ kinh của mình có sự thay đổi bắt đầu từ đầu năm nay. Có những lần 2-3 tháng chị mới tới “ngày dâu”, có hôm lại 1 tháng là đến. Vì vậy, chị thường không có sự chuẩn bị trước cho mình, khiến bản thân khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống. Với chị Lan không chỉ là chu kỳ không đều, mà ra máu kinh cũng vậy, có những lúc 3-4 ngày là sạch, nhưng có khi từ 8-10 ngày. 

Chị Lan chia sẻ “Kinh nguyệt của mình khá thất thường, nhiều lần chồng hẹn đi dã ngoại để “đổi gió” đều bị gián đoạn. Tháng 5 vừa rồi đi Phú Quốc tôi đang đến tháng không thể ra tắm biển cùng anh nhà. Tuần trước chồng ngỏ ý chuyện ấy, nhưng tôi lại đang có kinh. Nhiều hôm nghĩ cũng thương chồng, không biết nó kéo dài nữa thì tình cảm vợ chồng thế nào. Tôi cũng lo lắm.”

Không chỉ riêng chị Lan, mà rất nhiều người phụ nữ tiền mãn kinh cũng gặp phải vấn đề này.

Bác sĩ nói gì về vấn đề này?

Ths.Bs.Phan Chí Thành Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo – Chỉ Đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản TW cho biết, sự thay đổi của chu kỳ kinh nguyệt chủ yếu là do những thay đổi tự nhiên trong quá trình rụng trứng (bao gồm thay đổi tần suất rụng trứng) và nồng độ hormone (bao gồm estradiol, estrogen do chính buồng trứng sản xuất). Trước đây chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ có đều đặn và thường xuyên, nhưng những thay đổi này hoàn toàn có thể làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt hiện tại.

Đối với một số người, những thay đổi xảy đến rất nhỏ và khó nhận thấy. Với những người khác, thay đổi lại rõ ràng và làm đảo lộn mọi thứ. Kinh nguyệt có thể đến thường xuyên hơn hoặc ít hơn hay là kéo dài nhiều ngày hoặc ít ngày. Ra máu kinh nguyệt có thể nhẹ hơn (chỉ gây ra những vệt đốm). Nhiều người nặng hơn sẽ bị  băng kinh gây chảy máu ra quần áo hoặc thậm chí là đệm). 

Một trong những sự thật khó chịu nhất đối với nhiều phụ nữ là tất cả những điều trên đều có thể xảy ra trên cơ thể mình. Một tháng, kinh nguyệt đến muộn một tuần và nhẹ hơn bình thường. Sau đó, ngay khi chị em chuẩn bị ăn mừng cho sự phát triển mới này, kỳ kinh tiếp theo lại đến sớm một tuần và nặng nề đến mức bạn tự hỏi liệu mình có nên mua băng vệ sinh dự trữ hay không! 

ảnh Ths. Bs Phan Chí Thành
ThS. BS Phan Chí Thành – Chánh văn phòng Trung tâm đào tạo (Bệnh viện Phụ sản TW).

“Với một số phụ nữ, những thay đổi này chỉ là một phiền toái nhỏ. Nhưng với những người khác, ra máu nhiều hoặc kéo dài có thể ảnh hưởng tới đời sống xã hội, đời sống tình dục hoặc gây gia tăng căng thẳng của họ.  Chu kỳ kinh nguyệt với nhiều bất thường có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, đau đầu hoặc thiếu máu”, Bs Thành nói.

Hãy yên tâm rằng bạn không hề đơn độc – rất nhiều người phụ nữ cũng rơi vào hoàn cảnh trên và bạn có thể vượt qua giai đoạn này bình yên. Gần như tất cả phụ nữ (khoảng 90%) trải qua thời kỳ mãn kinh tự nhiên sẽ đi qua những thay đổi đối với chu kỳ kinh nguyệt của họ. Những thay đổi này rất có thể sẽ kết thúc trong khoảng từ bốn đến tám năm, cho nên đừng lo lắng quá. 

“Nếu bạn cho rằng những thay đổi của chu kỳ kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mình. Hãy liên hệ bác sĩ để được tư vấn và thăm khám”, Bs Thành khuyên. 

 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng