Bản tin sức khỏe Dr4women Blog Mẹ Bầu Tâm sinh lý phụ nữ

Bác sĩ Phan Chí Thành, bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết da của em bé bắt đầu hình thành ngay từ thời điểm phôi bào chuyển thành phôi thai, nhưng đến tận quý hai nó vẫn mỏng và gần như trong suốt nên các chất dinh dưỡng từ dịch ối có thể dễ dàng đi xuyên qua các tế bào da.

Tuần thứ 15 của thai kỳ, lớp da gần như trong suốt ấy có ba lớp giống hệt như người lớn : lớp thượng bì, trung bì và hạ bì ở sâu nhất. Làn da này sẽ không trở nên “rắn chắc” hơn hay mất đi tính thấm của nó cho đến tuần 32. Đây cũng là lúc da của bé bắt đầu tiết ra các sắc tố.

Bac Si Phan Chi Thanh
Ths.BS Phan Chí Thành, Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo – Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

Lông tơ không có sắc tố (lanugo) là loại lông mềm mịn. Đây là loại lông đầu tiên mà nang lông của thai nhi tạo ra, nó thường xuất hiện ở thai nhi vào tuần 20. Thường thì nó sẽ rụng trước khi bé ra đời vào khoảng tuần thứ 28 hoặc 32 của thai kỳ, nhưng đôi khi nó vẫn tồn tại cho đến khi bé được sinh ra. Nhưng nó sẽ biến mất trong vài ngày hoặc vài tuần sau sinh. Lanugo giữ chất gây (một loại chất như sáp màu trắng) trên da của bé. Chất sáp trắng này bắt đầu xuất hiện ở tuần thứ 20, đến tuần thứ 32 thì bao phủ toàn bộ cơ thể của bé, nó được tạo thành từ các tế bào da, dầu ở da trẻ sơ sinh và lanugo.

Trong tiếng Latin vernix caseosa (chất gây) có nghĩa là “sơn dầu phô mai”.

Theo bác sĩ Phan Chí Thành chia sẻ thêm lớp sáp này giúp bảo vệ da em bé khỏi tiếp xúc trực tiếp với dịch ối vì thời điểm này dịch ối còn chứa khá nhiều nước tiểu sơ sinh (đặc biệt là đến giai đoạn cuối thai kỳ). Đôi khi, lớp sáp này vẫn tồn tại ở da bé dày dặn và bóng loáng giúp bé đi ra khỏi âm đạo dễ dàng hơn.

Bs Phan Chí Thành: Chánh Văn Phòng TT Đào tạo Bệnh viện Phụ sản TW.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng