Tiền mãn kinh - Mãn Kinh

Tại sao chúng ta thường mắc chứng tiểu không tự chủ ở tuổi mãn kinh?  Các dạng của căn bệnh này là gì? Và các nguy cơ dễ bị mắc? Tất cả sẽ được Pk 4 women clinic giải đáp trong bài viết dưới đây. 

Một trong những vấn đề về đường tiết niệu xảy ra phổ biến trong khoảng thời gian mãn kinh là tiểu không tự chủ . Nếu chúng ta đã gặp vấn đề này, sẽ hiểu rằng nó rất mệt mỏi và gây xấu hổ. Nhưng đừng để sự xấu hổ đó lấn át chính mình. Sự mất kiểm soát này có thể được giải quyết vậy nên đừng ngần ngại mà hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Sự mất kiểm soát đường tiết niệu xảy ra rất phổ biến. Khoảng một nửa phụ nữ trong độ tuổi trung niên hoặc già hơn phải trải qua việc này  ít nhất một lần trong cuộc đời của họ. Lí do chính là vì niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn ở nam giới, dẫn đến việc nước tiểu đi con đường ngắn hơn để ra ngoài và gây tiểu són.

Đừng xấu hổ hoặc cố che giấu nếu bạn có triệu chứng tiểu són. Đây là tình trạng thường gặp và cần được điều trị kịp thời.

Các dạng tiểu không tự chủ

Tieu khong tu chu
tieu-khong-tu-chu-ơ-phu-nu-man-kinh

Không phải sự mất kiểm soát nào cũng giống nhau, vấn đề này có rất nhiều nguyên do khác nhau, bao gồm:

  • Tiểu không tự chủ dưới áp lực: Tiểu són khi bạn tạo áp lực lên bàng quang bằng cách ho, cười, luyện tập thể thao hay nâng vật nặng.
  • Tiểu gấp không tự chủ: Bạn có thể đột ngột có cảm giác buồn đi tiểu rất mạnh và theo sau đó là sự thải nước tiểu không kiểm soát. Bạn có thể đi tiểu thường xuyên vào cả ban đêm. Những triệu chứng này được gọi là bàng quang tăng hoạt
  • Tiểu không tự chủ do bàng quang đầy: Bạn sẽ bị tràn nước tiểu thường xuyên hoặc ngắt quãng tràn nước tiểu do bàng quang không bao giờ rỗng hoàn toàn
  • Tiểu không tự chủ thể phối hợp: Bạn có thể có nhiều hơn một kiểu tiểu không kiểm soát.

Các yếu tố nguy cơ

Mang thai và sinh nở: Việc mang thai và sinh nở có thể gây nên tổn thương lên cơ sàn chậu nơi làm chỗ dựa cho tử cung, bàng quang và ruột. Mang thai và sinh con có thể làm cơ thắt niệu đạo yếu hơn. Hơn nữa, sinh con có thể làm tổn thương thần kinh ở vùng chậu làm ảnh hưởng đến toàn bộ chức năng chung của cơ sàn chậu. 

Di truyền: Người phụ nữ có mẹ hoặc chị gái bị tiểu không tự chủ trong thời kỳ mãn kinh thường cũng sẽ bị tiểu không tự chủ.

Mãn kinh: Sự sụt giảm estrogen trong thời kì mãn kinh có ảnh hưởng hệ tiết niệu. Lớp niêm mạc lót thành của bàng quang và niệu đạo trở nên mỏng và khó liên kết với nhau hơn. Do những thay đổi này, cơ thắt niệu đạo trong và ngoài sẽ không thể giữ được nước tiểu dễ dàng như trước, dẫn đến tiểu són. Nhưng không phải nghiên cứu nào cũng đồng tình với giả thuyết này. Thay vào đó, nhiều chuyên gia cho rằng tuổi tác là nguyên nhân chính, chứ không phải hormon.

tieu khong tu chu
tac-nhan-gay-ra-tieu-son

Tuổi tác: Sự mất kiểm soát đường tiết niệu không phải một điều bình thường của tuổi tác – vậy nên nhiều người không hề gặp vấn đề gì khi già đi, nhưng nhìn chung tuổi càng cao thì tần suất tiểu không tự chủ càng nhiều. Khi bạn càng lớn tuổi, các cơ ở bàng quang và niệu đạo có thể sẽ mất sự dẻo dai và sức mạnh. Vì vậy, bàng quang của bạn có thể sẽ không giữ được nước tiểu như trước nữa dẫn đến việc tiểu són. 

Thêm vào đó, cơ sàn chậu của bạn có thể bị yếu dần theo tuổi tác làm cho việc giữ nước tiểu trở nên khó hơn. Một vài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bàng quang sẽ co bóp mạnh hơn khi lớn tuổi, dẫn đến mót tiểu kể cả khi bàng quang chưa đầy.

Tăng cân: Nói chung, càng tăng cân thì sự mất kiểm soát đường tiết niệu càng dễ xảy ra. Tăng cân khiến cho áp lực tác động vào bàng quang và các cơ xung quanh tăng, cấu trúc và thần kinh sẽ bị yếu đi và gây tiểu són đặc biệt khi bạn ho hay hắt xì. 

Tiểu không tự chủ ở phụ nữ xảy ra thường do nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau. Hãy đi khám ngay khi có triệu chứng để được chẩn đoán và điều trị đúng. Pk 4 women clinic sẽ luôn đồng hành trên con đường bảo vệ sức khỏe của chúng ta.

 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng