Tiền mãn kinh - Mãn Kinh

Nhiễm trùng đường tiết niệu được biết là một vấn đề phổ biến của hàng triệu phụ nữ. Khi bước vào thời kì mãn kinh, bạn sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn. Cùng Pk 4 women clinic tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau.

Đó là vì sự thay đổi hormone trong thời kì mãn kinh có thể gây ra tổn thương mô niệu đạo và dẫn đến viêm. Bạn cũng dễ bị viêm đường tiết niệu sau mãn kinh nếu bạn đã bị nhiều lần khi còn trẻ, hoặc nếu bạn có các bệnh lí làm tăng nguy cơ viêm nhiễm như đái tháo đường. 

Nội dung

Liệu pháp hạn chế nhiễm trùng đường tiết niệu

Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị viêm nhiễm đường tiết niệu. Loại kháng sinh và thời gian sử dụng phụ thuộc vào loại vi khuẩn tìm thấy được trong đường tiết niệu và tình trạng sức khỏe chung của người bệnh. Hãy đảm bảo rằng thuốc được kê đơn bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Nếu việc viêm nhiễm trở nên thường xuyên, các bác sĩ có thể sẽ gợi ý một quá trình điều trị lâu dài. Nếu việc viêm nhiễm liên quan đến hoạt động tình dục, có thể sẽ khuyên dùng một liều kháng sinh sau khi giao hợp. 

Estrogen
tăng-cung-estrogen-giup-han-che-nhiem-trung-duong-tiet-nieu

Một lựa chọn khác cũng giúp giảm thiểu việc viêm nhiễm là tăng cường estrogen. Estrogen có thể giúp khôi phục lại các mô đường tiết niệu, làm chúng ít bị tổn thương bởi các vi khuẩn. Nó cũng giúp thúc đẩy quá trình kháng vi khuẩn trên bề mặt bàng quang. 

Ngoài ra, estrogen còn có ở dạng kem, viên nén nhỏ để đặt âm đạo hoặc dạng vòng. Với phương thức này, lượng estrogen hấp thu vào máu sẽ ít hơn khi dùng thuốc đường uống. Việc hấp thu này thường xảy ra vào những tuần đầu tiên trong quá trình điều trị khi mô còn đang mỏng và khô. Sau đó, khi mô âm đạo trở nên căng và đầy đặn hơn thì việc hấp thu estrogen vào máu sẽ ít hơn. Như vậy, sẽ có ít khả năng xảy ra tác dụng phụ.

Tiểu buốt, tiểu ra máu có phải nhiễm khuẩn tiết niệu

Có máu trong nước tiểu là dấu hiệu của nhiễm khuẩn tiết niệu, bạn nên đi khám ngay. Bình thường bàng quang thường không có vi khuẩn, nhưng chúng có thể từ bên ngoài, đặc biệt ở vùng âm đạo hoặc trực tràng, đi ngược lên niệu đạo vào bàng quang. 

Hầu hết các trường hợp, bàng quang có thể tống vi khuẩn ra ngoài, tuy nhiên do một vài nguyên nhân, điều ấy không xảy ra và sẽ bị nhiễm trùng. Khi đó niêm mạc bàng quang bị kích thích khiến bạn phải đi vệ sinh thường xuyên hơn và có thể thấy nóng rát khi nước tiểu chảy ra. Bạn có thể thấy nước tiểu có vẻ đục hơn hoặc có mùi hôi bất thường.

Điều quan trọng là phải điều trị viêm bàng quang kịp thời, tránh diễn biến nặng hơn (ví dụ như viêm thận bể thận do vi khuẩn từ bàng quang đi lên). Các triệu chứng của viêm thận bể thận là đau vùng hạ sườn, sốt cao, rét run. Việc điều trị ngay bằng thuốc kháng sinh có thể giải quyết vấn đề này, nhưng phải theo hướng dẫn của bác sĩ.

 

Nữ giới gặp nhiễm trùng đường tiết niệu nhiều hơn nam giới

Vấn đề ở đây là sự khác biệt giải phẫu giữa nam và nữ giới. Ở phụ nữ, lỗ niệu đạo gần hậu môn hơn so nam giới. Ngoài ra, niệu đạo phụ nữ cũng ngắn hơn, có nghĩa vi sinh vật đi con đường ngắn hơn để lên bàng quang. Phần lớn các trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu là do Escherichia coli (thường gọi là E.coli), một trong những vi khuẩn phổ biến nhất trong phân. Đó là lí do nếu dùng giấy vệ sinh, bạn nên lau từ trước ra sau.

 

Dùng quả nam việt quất trong điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu 

"qua-nam-viet-quat-trong-dieu-tri-<yoastmark

Nước ép nam việt quất là một trong những phương pháp khá lâu đời để điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu. Trước đây, có một số bằng chứng cho thấy các hóa chất trong quả nam việt quất có khả năng ngăn chặn vi khuẩn E.coli bám vào bàng quang, điều này có nghĩa vi khuẩn trong nước tiểu sẽ dễ dàng bị rửa trôi ra ngoài hơn. 

Nhưng nhiều nghiên cứu gần đây lại chỉ ra rằng không có lợi ích nào từ nam việt quất có thể dự phòng hoặc điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu. Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh này là uống nhiều nước để giảm tải lượng vi khuẩn trong nước tiểu. Trong khi quan hệ tình dục, nên sử dụng chất bôi trơn nếu bạn bị khô âm đạo cũng như sau đó nên đi tiểu ngay, sẽ giúp rửa sạch vi khuẩn. 

Vì vậy, mặc dù nam việt quất không có giá trị với việc ngăn ngừa và điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu, nhưng bạn có thể uống vì hương vị ngon cũng như cung cấp nước cho cơ thể.

 

Hậu mãn kinh dễ bị nhiễm khuẩn tiết niệu? 

 

Sau mãn kinh, các mô vùng âm đạo, niệu đạo, đáy bàng quan trở nên mỏng hơn và sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các thụ thể estrogen có mặt ở khắp nơi và nếu sử dụng một lượng nhỏ estrogen vào âm đạo có thể giúp giảm nguy cơ tái phát của nhiễm khuẩn tiết niệu. 

Có các dạng thuốc bao gồm: dạng viên nén, dạng kem hoặc dạng vòng. Nó còn giúp giảm các triệu chứng như nóng rát hoặc kích ứng do teo âm đạo. Estrogen dạng uống không được khuyến cáo để ngăn ngừa nhiễm khuẩn tái phát vì các tác dụng phụ của nó.

Viêm nhiễm làm hạn chế chức năng niệu đạo và làm tổn thương bàng quang. Nếu viêm nhiễm lan đến thận, những hậu quả nghiêm trọng hơn có thể xảy ra. Vậy nên, nếu bạn có những dấu hiệu của viêm đường tiết niệu như cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên, cảm giác nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu nổi bọt và có mùi hãy đi khám ngay. Pk 4 women clinic luôn đồng hành trên con đường bảo vệ sức khỏe của bạn.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng