Tiền mãn kinh - Mãn Kinh

Bàng quang của bạn chứa khoảng 400 đến 500 ml nước tiểu. Việc tăng sức mạnh các cơ sàn chậu có thể giúp chống lại tình trạng rò rỉ nước tiểu. Vấn đề điều trị tình trạng tiểu không tự chủ rất đáng được quan tâm cho sức khỏe mỗi người. Hôm nay Bác sĩ Phan Chí Thành, đại diện PK 4 women clinic sẽ giải đáp về vấn đề này, mời mọi người cùng theo dõi.

TIỂU KHÔNG TỰ CHỦ

Tiểu tiện không tự chủ nghĩa là bạn không làm chủ được những lần đi tiểu của mình.

Phân loại 

 

tieu-tien-khong-tu-chu-gay-kho-chiu

Tại sao rất nhiều phụ nữ gặp khó khăn trong việc kiểm soát bàng quang trong giai đoạn chuyển tiếp mãn kinh? Nhiều nhà khoa học tin rằng việc mất estrogen, loại hormon vốn thường giúp giữ cho lớp niêm mạc bàng quang và niệu đạo khỏe mạnh, sẽ làm suy yếu cơ bàng quang. Các vận động như tập thể dục, ho, hắt hơi hoặc nâng vật nặng sẽ làm tăng áp lực lên bàng quang và đẩy nước tiểu ra ngoài, gây nên tiểu không tự chủ dưới áp lực. Đây là dạng thường gặp nhất ở phụ nữ trẻ và trung niên.

Dạng thứ hai là tiểu gấp không tự chủ. Bạn liên tục cảm thấy muốn đi tiểu và rỉ nước tiểu ra ngoài không kiểm soát được. Dạng này phổ biến ở những người phụ nữ lớn tuổi, hoặc những người mắc bệnh như tiểu đường, đột quỵ, sa sút trí tuệ, bệnh Parkinson hoặc đa xơ cứng. Nó cũng có thể là dấu hiệu của ung thư bàng quang.

Một dạng tiếp theo là tiểu không tự chủ do bàng quang đầy. Nguyên nhân có thể do tiểu đường, chấn thương tủy sống hoặc do phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới.

Dạng thứ tư là tiểu không tự chủ chức năng. Dạng này thường gây khó khăn cho những người cao tuổi, mặc dù vẫn tự chủ việc đi tiểu, nhưng có thể do hạn chế vận động nên họ thường són tiểu khi đang trên đường đến nhà vệ sinh.

Tiểu không tự chủ thể phối hợp, gồm bất kỳ sự kết hợp nào của các loại kể trên. Dạng kết hợp phổ biến nhất là tiểu gấp không tự chủ và tiểu không tự chủ dưới áp lực.

Điều trị tiểu không tự chủ

 Việc điều trị tiểu không tự chủ phụ thuộc vào từng loại tiểu không tự chủ và mức độ nặng của nó. 

dieu-tri-tieu-tien-khong-tu-chu-co-tot-khong?

 Những điều bạn có thể tự làm trong đó có các bài tập Kegel giúp tăng cường các cơ gần niệu đạo và chỉ mất vài phút mỗi ngày để thực hiện. Lần tới khi bạn đi tiểu, hãy cố gắng dừng dòng chảy ngay giữa chừng vì khi đó cũng giống như việc luyện tập các bài tập Kegel. Hãy thực hiện việc này trong toàn bộ những lần đi tiểu tiếp theo của bạn, điều này sẽ giúp một phần thuận lợi trong điều trị tiểu không tự chủ. 

Đừng cố nhịn tiểu. Việc đi tiểu thường xuyên sẽ giúp giảm tình trạng rỉ nước tiểu ra khi ho hoặc hắt hơi. Nếu bạn thừa cân, việc giảm một vài cân hầu như luôn có ích. Bạn cũng nên theo dõi những thực phẩm bạn sử dụng hằng ngày, vì một số loại thực phẩm làm kích thích bàng quang hơn, ví dụ như đồ uống chứa cafein (cà phê, trà hoặc nước ngọt).

Ngoài ra bạn có thể được giới thiệu đến các phương pháp như liệu pháp xung điện, dùng thuốc, vòng nâng cổ tử cung hoặc phẫu thuật để cải thiện tình trạng tiểu không tự chủ.

Nếu bạn lo lắng hay ngại ngùng khi nói đến vấn đề nhạy cảm, hãy thử ghi lại mọi triệu chứng mà bạn gặp phải vào một quyển “nhật ký” (bạn đọc có thể tìm hiểu kĩ hơn về mẫu nhật ký bàng quang cũng như các phương pháp cải thiện tình trạng tiểu không tự chủ trong quyển 4) trong một hoặc hai tuần trước khi bạn đến gặp bác sĩ. Đó là một công cụ hữu ích vì nó có thể cung cấp thông tin cho bác sĩ để có thể chẩn đoán và điều trị tiểu không tự chủ  phù hợp.

Kiến thức là sức mạnh, bác sĩ càng biết nhiều thông tin hơn về vấn đề của bạn, họ càng điều trị tốt hơn. Tại cuộc hẹn, đôi khi chỉ cần nói triệu chứng chính và đưa cuốn nhật ký cho bác sĩ. Bạn cũng có thể liệt kê tất cả các thuốc bạn đang dùng, bao gồm cả thuốc không kê đơn, vì một số thuốc có thể làm triệu chứng trở nặng hơn. Đừng sợ, bác sĩ sẽ giúp đỡ bạn giải quyết vấn đề này.

Câu hỏi:  Mỗi khi tôi cười lên, nước tiểu lại rỉ ra đôi chút và làm tôi phải đeo thêm băng vệ sinh vào. Có cách nào giải quyết vấn đề này không?

Bác sĩ Phan Chí Thành: Tiểu không tự chủ có thể do nguyên nhân nhiễm trùng, các phẫu thuật gần đây hoặc do bệnh lý. Để điều trị nó cần gặp bác sĩ để được khám và làm một số xét nghiệm (như công thức máu, tổng phân tích nước tiểu, x-quang, siêu âm) việc đó sẽ giúp xác định chính xác nguyên nhân.

Bạn có thể giảm bớt sự khó chịu của vấn đề này bằng một số thay đổi đơn giản. Nhiều phụ nữ sử dụng băng vệ sinh như bạn đang dùng hiện tại, nhưng có loại được thiết kế đặc biệt cho chứng tiểu không tự chủ cũng như ít gây kích ứng hơn. Bạn cũng có thể hạn chế một số đồ uống có thể gây kích thích bàng quang như: cà phê, trà, rượu và nước trái cây có tính acid. Các bài tập Kegel sẽ giúp bạn làm tăng sức mạnh cơ sàn chậu và có thể làm giảm hoặc thậm chí chữa khỏi chứng tiểu không tự chủ dưới áp lực. Việc giảm cân cũng có ích trong chứng bệnh này. Bạn có thể tránh việc són tiểu khi ho, hắt hơi hoặc cười bằng cách cứ sau hai đến ba giờ đi tiểu một lần, việc này sẽ làm rỗng bàng quang thường xuyên hơn. Đối với chứng tiểu gấp không tự chủ, bạn có thể hỏi bác sĩ về các loại thuốc cholinergic. Các thuốc này sẽ giúp giãn bàng quang và có thể giảm một nửa số lần bạn đi tiểu mỗi ngày

Như vậy để điều trị tiểu không tự chủ, chúng ta cần có sự thăm khám kỹ càng của bác sĩ. Chị em có thể áp dụng phương pháp của bác sĩ Phan Chí Thành đã nêu ra. Pk 4 women clinic luôn đồng hành trên con đường bảo vệ sức khỏe của bạn. 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Đóng